Nói năng chậm rãi, từ tốn, nói hết những lời muốn nói sẽ khiến con người vui vẻ, nhưng bạn cũng cần phải tôn trọng người khác. Cuộc sống là một chiếc bập bênh: một đầu là tính khí, một đầu là phúc đức. Tính khí càng nóng nảy phúc đức càng tiêu hao, tính khí càng thuần thiện phúc đức càng bền lâu. Làm người có nhiều việc biết nhưng không nói ra, có một số lời không phù hợp để nói ra, có những trường hợp thì bạn không cần phải mở lời mình. Không ít người có thói quen xấu là hay cướp lời người khác nói. Họ lúc nào cho rằng mình tài trí, thông minh nhưng rồi chỉ đem lại sự khó chịu cho người khác mà thôi.
Nước sâu chảy chậm vì thế mà bình hòa. Người sang ăn nói thong thả vì thế mà trở nên sâu sắc. Ăn nói từ tốn, ngữ khí bình hòa, chính là một trong những biểu hiện đầu tiên của người có tu dưỡng.
Không cướp lời người khác Khi gặp việc gấp nếu bản thân càng lo lắng thì lại càng dễ cướp lời người khác. Lời nói như bát nước đổ đi, nói mà không nghĩ thì trước sau bất nhất, thậm chí chẳng thể cứu vãn nổi. Khi xảy ra chuyện thì mục đích của việc giao lưu bằng lời nói là cách giải quyết vấn đề.
Rất nhiều người có một thói quen xấu là cướp lời người khác trước khi đối phương kịp nói hết câu, hết ý. Họ thường tự cho rằng mình thông minh, hiểu chuyện hơn người khác.
Không cướp lời chính là lễ nghi xã giao cơ bản nhất, cũng là thể hiện cao nhất của tầng thứ tu dưỡng cá nhân.Người có tu dưỡng thì dẫu nhất thời trong lòng nổi sóng nhưng cũng sẽ nhanh chóng tình tĩnh trở lại mà thôi.
Cổ nhân nói: “Bậc trí ngẫm trước rồi mới nói, kẻ ngu nói trước rồi mới ngẫm”. Người thông minh sẽ không bao giờ cướp lời. Bởi vì họ tự biết phân biệt được sự việc là nặng hay nhẹ, là thong thả hay cấp bách. Tất nhiên, họ cũng chẳng cần tranh chấp.
Biết nghĩ đến người khác
Nói năng chậm rãi, từ tốn, nói hết những lời muốn nói sẽ khiến con người vui vẻ, nhưng bạn cũng cần phải tôn trọng người khác. Mỗi người có một cái miệng nhưng 2 cái tai. Thế nên hãy lắng nghe nhiều hơn và ít nói lại.
Mỗi người đều có quyền được biểu đạt cái tôi của mình nhưng trong rất nhiều trường hợp thì khống chế cái miệng của mình lại đem đến hiệu quả tốt đẹp hơn nhiều so với việc thao thao bất tuyệt.
Sách “Thái Căn Đàm” viết: “Miệng chính là cửa của tâm vậy”. Người mà lời nói ra đầy khí giận thì càng nói nhiều lại càng mất nhiều. Người có tu dưỡng thì trong lòng luôn có chỗ cho người khác, vậy nên sẽ chẳng bao giờ cướp lời, mà lại biết lắng nghe, lĩnh hội.
Đừng vì tức giận mà hao tổn phúc khí của mình. Bạn càng tốt tính thì phúc phận sẽ càng sâu dày. Hãy nhìn thế giới bằng tâm thái an hòa, đối đãi với mọi người bằng sự thiện lương. Bớt tức giận đi, ăn nói từ tốn hơn, rồi vận may sẽ đến với bạn.
Nói năng quý ở khiêm tốn hòa nhã, cử chỉ hay ở thận trọng vững vàng
Nói năng khiêm tốn hòa nhã thì sẽ dễ xử thế, hành vi khiêm tốn sẽ dễ làm người. Khiêm tốn, chính là “gặp nhau nơi đường hẹp, nghiêng người để dễ đi chung”. Đất kia nhờ biết hạ mình mà thành biển cả; người nhờ biết hạ mình mà thành bậc Đế vương.
Làm người khiêm tốn, mới có thể giảm thiểu đi những can nhiễu và trở ngại ở mức lớn nhất với người ta, mới dễ dàng gặt hái được thành công trong sự nghiệp. Bạn đặt mình ở chỗ càng thấp, địa vị của bạn trong lòng người khác sẽ càng cao. Khiêm tốn làm người, mọi việc mới dễ thuận buồm xuôi gió. Cao quý mà không khoe khoang, giỏi giang mà không phô diễn, mới là cảnh giới chí cao của đời người.
Hằng Tâm