Nguồn ảnh: Kuaibao

Cảm Ngộ Nhân Sinh

Tĩnh lặng là tu thân, tiết kiệm là tu Đức

By Đăng Dũng

October 12, 2021

Tĩnh lặng không phải là sự nhàm chán, không phải là trống rỗng, không phải sự cứng nhắc, mà là sự trật tự, rành mạch, phong phú trong nội tâm. Là một sự tự kiềm chế bản thân không để tâm việc được mất, tốt xấu từ thế giới bên ngoài làm ảnh hưởng tới cách sống của bản thân. Bản lĩnh bình tĩnh không chỉ là sự trầm tĩnh lặng lẽ, mà là một loại thần thái, là một loại trí tuệ và cao thượng.

Tĩnh lặng là tu thân

Có câu nói “Muốn làm việc lớn cần phải có tĩnh khí”. Các bậc thánh nhân, càng gặp phải những việc lớn kinh thiên động địa, việc nguy hiểm thì càng có thể tĩnh tâm như nước, không hề sợ hãi.

Trận chiến Phì Thủy (Phì thủy chi chiến) lừng danh trong lịch sử, quân Đông Tấn chưa đến 10 vạn binh sĩ phải chống cự lại 100 vạn binh sĩ dũng mãnh của quân Tiền Tần, tình thế không thể nói là không nguy kịch. Nhưng lúc này, tại sở chỉ huy hậu phương, chủ soái Tạ An vẫn đang chơi cờ vây mà không một chút hoang mang.

Đợi đến lúc quân tiền tuyến báo về, ông chỉ nhìn thoáng qua rồi lại tiếp tục chơi cờ. Người bên cạnh thực sự đã không thể nhịn được nữa, liền hỏi ông tình hình chiến sự ra sao, lúc này Tạ An mới nhẹ nhàng nói: “Bọn trẻ chúng đã đánh bại quân địch rồi”.

Có một số người khi gặp việc lớn lại rất hoảng sợ, đó là vì họ không đủ tự tin, cũng chính là không có năng lực và bản lĩnh kiểm soát đại sự. Tục ngữ có câu “Thủ trung hữu lương, tâm trung bất hoảng” (trong tay có lương thực rồi thì trong tâm không phải lo lắng).

Có một vị thiền sư từng nói: “Một người muốn tâm tĩnh như nước thì điểm mấu chốt là có thể bỏ qua được những phiền não về danh lợi, vứt bỏ được những quấy nhiễu về tình sắc. Cho  nên muốn làm được điều đó thì phải buông bỏ”.

Bởi một người thường thì khi bị suy sụp sẽ cảm thấy thất vọng, bị thương tổn sẽ thấy thống khổ, bị phỉ báng sẽ cảm thấy ủy khuất. Còn khi bị hấp dẫn cám dỗ sẽ cảm thấy lưỡng lự, khi bị phản bội sẽ cảm thấy căm phẫn, khi đứng trước khảo nghiệm sinh tử sẽ sợ hãi vô cùng.

Kỳ thực những người như vậy là do định lực không cao và là kết quả của sự tu dưỡng chưa đủ. Người thật sự hiểu được ý nghĩa của sinh mênh, nhân quả luân hồi sẽ không vì những “vật ngoại thân” làm khó khăn, phiền não, tức giận.

Một người có thể tu dưỡng đến mức “tâm tĩnh như nước” thì tâm linh đã đạt tới cảnh giới thuần tịnh. Khi một người có tâm tĩnh như mặt hồ phẳng lặng thì tâm người ấy sẽ nở ra những đóa hoa sen từ bi thuần khiết phủ lên vạn vật trong vũ trụ.

Tiết kiệm là thêm Đức.

Người nói năng có đức đều do tiết kiệm mà có. Tiết kiệm thì ít ham dục. Người quân tử mà nhiều ham dục ắt sẽ tham phú quý, bẻ cong Đạo lý dẫn tới họa hoạn. Tiểu nhân nhiều ham dục, thì cầu mong nhiều, sử dụng bừa bãi, làm bại hoại gia đình và sẽ hại chết bản thân”.

Tư Mã Quang, tự Quân Thực, là sử học gia kiệt xuất đời Bắc Tống, người Tốc Thủy huyện Hạ, Thiểm Châu, người đời gọi ông là Tốc Thủy tiên sinh. Ông đỗ tiến sỹ năm Nguyên Bảo thứ nhất đời Tống Nhân Tông, làm quan các chức Thiên chương các thị giảng, Ngự sử trung thừa, Thượng thư tả bộc xạ, sau được truy phong làm Ôn quốc công. Ông có nhiều trước tác vĩ đại, một bộ “Tư trị thông giám” đủ danh truyền sử xanh.

Tư Mã Quang cả đời dạy con, tu thân là cốt yếu, tiết kiệm chất phác là quan trọng. Ông nhân từ, nhân ái, tiết kiệm, chất phác, lấy thân mình làm gương dạy bảo. Tư Mã Quang “Cả đời y phục che rét mướt, ăn uống cốt để đầy bụng thôi”, nhưng lại “Không dám mặc rách bẩn, để lấy thế tục danh”. Tiên sinh thường dạy bảo con rằng: “Ăn uống ngon lạ sẽ sinh xa hoa, Giàu sang thịnh vượng sẽ sinh xa xỉ”. Đồng thời lấy sách luận về kiệm ước do ông soạn làm sách giáo dục gia đình, dùng để khuyên răn con cháu hết sức tránh xa xỉ, tôn sùng kiệm ước.

Ẩn chứa đạo lý trong giáo dục, Tư Mã Quang rất giỏi dẫn dắt tuần tự bằng lòng chân thành. Ông răn dạy con rằng: “Tiết kiệm là thêm Đức. Xa xỉ là đại ác. Người nói năng có đức đều do tiết kiệm mà có. Tiết kiệm thì ít ham dục. Người quân tử mà nhiều ham dục ắt sẽ tham phú quý, bẻ cong Đạo lý dẫn tới họa hoạn. Tiểu nhân nhiều ham dục, thì cầu mong nhiều, sử dụng bừa bãi, làm bại hoại gia đình và sẽ hại chết bản thân”. Câu cảnh tỉnh răn dạy con của Tư Mã Quang “Từ tiết kiệm sang xa hoa rất dễ, từ xa hoa sang tiết kiệm rất khó” là câu nói được người đời truyền tụng xưa nay.

Tuân theo những gì cha dạy bảo, Tư Mã Khang tự giác tiết kiệm chất phác, học có thành tựu, bác cổ thông kim, đảm nhiệm các chức Hiệu thư lang, Trước tác lang kiêm nhiệm Thị giảng, làm quan, làm người đều thanh liêm trong sạch tiết kiệm chất phác được người đời sau ca ngợi.

Hằng Tâm