Một người giáo viên có tâm sẽ làm thay đổi số phận của những đứa trẻ. (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)

Làm Cha Mẹ

Trên con đường trưởng thành, trẻ em nhất định cần 4 người thầy này

By Đăng Dũng

January 26, 2021

Hãy nói với con bạn rằng hạnh phúc là kết quả của quá trình làm việc chăm chỉ, và nỗ lực không ngừng. 

Cha mẹ muốn con cái của mình tránh đi những đường vòng, và hy vọng rằng con cái mình có được một cuộc đời êm đềm và hạnh phúc. Đằng sau những đứa trẻ thành công trong tương lai, chắc chắn không thiếu đi những người thầy, vì họ có ảnh hưởng rất lớn đến tính cách và số phận của trẻ.

Dưới đây là 4 người thầy có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc đời trẻ:

1. Người thấy đầu tiên: Cha mẹ

Cha mẹ là người thầy đầu tiên của con cái, những phẩm chất và thái độ mà trẻ học được từ cha mẹ sẽ có tác động rất lớn đến sự phát triển cả đời của chúng. Vì vậy cha mẹ hãy nêu gương tốt cho con cái.

Cha mẹ nên chú ý những nguyên tắc sau để làm gương cho con cái:

Nghiêm khắc và kỷ luật với bản thân.

Muốn trẻ làm gì, cách tốt nhất là trước hết bản thân cha mẹ cần phải làm gương trước.

Tự mình cần phải học hỏi, trưởng thành cùng với con cái.

Từ khi có con, cha mẹ hiểu rằng cha mẹ chính là người thầy đầu tiên của trẻ. Từ cách ăn nói, từng cử chỉ, thậm chí là những thói quen đơn giản như vứt rác… của cha mẹ cũng là điều con cái học hỏi, như vậy nếu con của mình tạo được những thói quen tốt ngay từ khi còn nhỏ thì khi lớn lên chúng sẽ lặp lại những hành động đó như một thói quen trong tính cách mình, nếu thói quen tốt sẽ giúp cho con khi trưởng thành ra ngoài cuộc sống xã hội có được sự tự tin hơn.

“Người cha chính là người thầy đầu tiên của đứa trẻ”. (Ảnh minh họa – Nguồn ảnh: Internet)

2. Người thầy thứ hai: Giáo viên

Một người giáo viên có tâm sẽ làm thay đổi số phận của những đứa trẻ lười biếng, khó dạy bảo. Rất nhiều trường hợp cho thấy, những học sinh ngỗ nghịch sau khi được giáo viên “cảm hóa” trở nên ngoan ngoãn, tràn đầy năng lượng tích cực.

Có thể coi giáo viên như là cha mẹ thứ hai của cuộc đời trẻ, ảnh hưởng cũng rất nhiều đến tâm lý và tính cách của trẻ. Ngược lại, nếu giáo viên chỉ khiến học sinh của mình sợ hãi, căm ghét, chúng sẽ ngày càng chán học hơn. Sự trưởng thành của một đứa trẻ không thể tách rời tâm huyết của một người giáo viên.

Đối với việc dạy dỗ trẻ, phụ huynh cũng phải hợp tác với giáo viên:

Khi con mình bị giáo viên phê bình, cha mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân để đồng cảm và kiên nhẫn trao đổi với giáo viên để tìm ra giải pháp hiệu quả

Là cha mẹ, cần phải biết cách giữ uy tín, thể diện cho giáo viên trước mặt con cái.

Giáo viên nghiêm khắc kỷ luật trẻ, tất cả nhằm giúp trẻ đi đúng hướng và lớn lên một cách vững vàng.

Cô giáo dạy trẻ tuy nhiều lúc rất nghiêm khắc với trẻ, nhưng suy cho cùng chỉ vì yêu thương, quan tâm nên mới có những hành động và lời nói nghiêm khắc.

3. Người thầy thứ ba: Bạn bè

Giáo sư tâm lý học Paul Schwartz đã đưa ra tầm quan trọng của tình bạn thời thơ ấu đối với trẻ em, ông nói:

Tình bạn có thể rèn luyện các kỹ năng xã hội của con người, chẳng hạn như nhạy cảm với ý kiến ​​của người khác, học các quy tắc nói, v.v”.

Nó cũng có tác động lớn đến kết quả học tập ở trường của trẻ em – khuyến khích hoặc giảm bớt các hành vi lệch lạc của trẻ em.

So với trẻ có ít bạn hơn, trẻ có nhiều bạn có lòng tự trọng mạnh mẽ hơn, dễ giao tiếp hơn, đối phó với căng thẳng và thay đổi môi trường dễ dàng hơn và ít bị bạn bè từ chối hơn“.

Tình bạn là tình cảm thân thiết giữa bạn bè. Một người bạn đồng hành tốt thời thơ ấu có thể khiến trẻ cảm thấy an toàn và thân thuộc, có lợi cho việc xã hội hóa cảm xúc và giúp nuôi dưỡng tinh thần tích cực, lạc quan để trẻ có hành trang tốt cho tương lai.

Tục ngữ Việt Nam cũng có câu: “Học thầy không tày học bạn”.

Là cha mẹ, ai cũng con mình có những người bạn chân thành, nếu con bạn hiểu thế nào là một tình bạn lành mạnh thì sẽ có một bước khởi đầu tốt để tìm được những người bạn thực sự. 

Có những người bạn tốt là một phần quan trọng của cuộc sống. Tất cả chúng ta đều cần họ. Vì thế, hãy giúp những đứa con của bạn hiểu về tình bạn và làm thế nào để tìm được những người bạn tốt. Điều này giúp bé được giáo dục tốt hơn, giúp trẻ nghiêm túc và chuẩn bị kỹ càng hơn hành trang để bước vào cuộc sống mới. Những người bạn tốt sẽ là nguồn động viên, an ủi lớn lao bây giờ và trong suốt cuộc đời của mỗi đứa trẻ.

Thực sự, đối với một đứa trẻ, mỗi giai đoạn thay đổi của nó đều liên quan đến bạn bè của nó.

4. Người thầy thứ tư: Cuộc đời

Cuộc đời chính là người thầy vĩ đại nhất của mỗi người, nó dạy cho chúng ta rất nhiều bài học quý giá mà không trường lớp nào có.

Liu Yuanyuan, một cô gái tài năng ở Đại học Bắc Kinh đã từng nói một điều như thế này: “Người nào chăm chỉ, không khuất phục trước số phận, chỉ cần giao cho họ bán nước ven đường, họ cũng có thể mở một chuỗi cửa hàng toàn quốc. Vì vậy, chúng ta không thể đổ lỗi cho nơi sinh ra của mình khi chúng ta thất bại, hoặc thậm chí phàn nàn rằng, cha mẹ chúng ta thua kém người khác. Con cái có thể dựa dẫm vào cha mẹ giàu có, nhưng tôi chỉ có thể dựa vào chính mình”.

Liu Yuanyuan sinh ra ở một vùng nông thôn, gia đình cô không giàu có, cha mẹ không có học thức, trên còn có 2 anh trai. Điểm số của cô khá tệ, cuộc sống vất vả, nhưng khi đối mặt với những điều này cô vẫn kiên quyết nói: “Em muốn thi vào trường Đại học Bắc Kinh”.

Vì nhà nghèo nên việc xin gia sư là điều viển vông, cô chỉ có thể dựa vào bản thân. Học thuộc tiếng Anh hiệu quả vào buổi sáng, ghi nhớ lịch sử sau giờ học vào buổi sáng, ghi nhớ từ vựng trong thời gian nghỉ trong bữa trưa, ôn lại kiến ​​thức trên lớp trong nửa giờ trước khi đi ngủ, đừng ngủ nếu bạn chưa học xong bài hôm nay. Bằng cách này, với sự kiên trì và chăm chỉ của mình, cuối cùng cô đã trở thành học sinh đầu tiên của lớp và được nhận vào Đại học Bắc Kinh.

“Người thầy tốt nhất trong cuộc đời là chính tôi. Nếu bạn muốn thành công, bạn cần phải dựa vào sự chăm chỉ của chính mình”, cô nói. 

Để giúp con mình, cha mẹ có thể khuyên bảo rằng:

Yêu cầu trẻ nhớ trách nhiệm và nhiệm vụ của mình khi là học sinh thì phải học.

Khuyên trẻ nên chăm chỉ học tập, không phàn nàn về những khó khăn, vì khi đối diện với những khó khăn sẽ cho ta những bài học, những kinh nghiệm vô cùng quý giá của cuộc đời.

Hướng dẫn trẻ sống thực tế, nghiêm túc, tự giác trong học tập, tin tưởng chúng có thể làm được.

Cuộc sống của một con người dù có thành công đến đâu thì không thể thiếu những giá trị tốt đẹp trong tâm hồn. Những người xung quanh trẻ, đặc biệt là cha mẹ phải dậy trẻ những quy tắc ứng xử cơ bản của một người như: Giúp con biết phân biệt đượcc đúng sai, lễ phép, sống chân thành, đạo hiếu với cha mẹ, khoan dung độ lượng với người… tất cả sẽ giúp trẻ có được một tinh thần tốt nhất, dù có xảy ra bất kỳ chuyện gì trong cuộc đời của mình trẻ vẫn có thể lạc quan đón nhận và biến nó thành những năng lượng tích cực.

Biên tập: Quang Dũng

Nguồn: aboluowang