Nguồn: Internet

Văn Hóa Thần Truyền

Trí huệ cổ nhân: Đạo làm cha và đạo hiếu làm con theo lời dạy của Khổng Tử

By Lan Hòa

June 30, 2021

Từ thời Trung Hoa cổ đại, vai trò của người cha trong gia đình rất được xem trọng, người cha được tôn kính ngang hàng với các vị vua Chúa thậm chí là các vị Thần. Chữ “quốc vương” cổ của Trung Hoa có biểu tượng của chữ “cha”. Điều này xem ra có vẻ lạ kỳ với người hiện đại nhưng văn hóa truyền thống đã lưu truyền một số bài học về vai trò làm cha còn nguyên giá trị đến tận ngày nay.

1. Đạo làm cha theo lời dạy của Khổng Tử

Gia đình là tế bào, là đơn vị nhỏ nhất của xã hội, người cha không chỉ là người đứng đầu, chịu trách nhiệm về đời sống vật chất của gia đình mình, mà còn phải khắc sâu vào tư tưởng con trẻ những phong tục, tập quán, hành vi ứng xử và phép tắc phù hợp trong gia đình, để chúng tiếp túc kế thừa và truyền thụ cho những thế hệ tiếp theo.

Khổng Tử, nhà hiền triết nổi tiếng sống cách đây hơn 2.500 năm, đã dạy rằng lòng hiểu thảo là nền tảng trong việc vận hành một gia đình. Hiếu thảo dựa vào tính chất tương hỗ vốn có trong các mối quan hệ xã hội khác nhau – giữa bạn bè, anh chị em, cha và con, vợ và chồng, người cai trị và người bị cai trị. Bằng cách chấp nhận những mối quan hệ này, mọi người có thể chung sống và cùng nhau phát triển một cách hài hòa.

Đức Khổng Tử cho rằng tình phụ tử khác với tình mẫu tử, và trên hết, người cha phải được kính trọng theo đúng khuôn phép.

Giữ khoảng cách cha con đúng mực

Trong văn hóa truyền thống, người cha luôn phải đối xử tốt và hết lòng yêu thương con của mình nhưng vẫn phải duy trì một khoảng cách nhất định. Cha mẹ không phải cố gắng làm bạn với con như một lẽ thường. Cha mẹ cũng không có nghĩa vụ đắm chìm trong thế giới của trẻ em. Nhiệm vụ của cha mẹ là cung cấp cho con phương tiện phát triển tính cách và giúp chúng bước vào thế giới của người lớn.

Dù là trong các giao dịch kinh doanh hay trong vấn đề nội bộ của gia đình, người cha đều nhận thức được hình mẫu mà ông đang tạo dựng cho thế hệ kế tiếp noi theo và chỉ bảo chúng rõ ràng trong những tình huống thích hợp.

Người cha không thể hạ thấp tiêu chuẩn định rõ vai trò của mình. Việc tiếp xúc với con cái có thể bị hạn chế, nhưng ở cương vị làm cha với những ràng buộc trách nhiệm, ông cần phải để lại ấn tượng tốt đẹp nhất cho các thế hệ tiếp theo.

Cha không phải là người chuyên quyền

Cha không phải là người đưa ra quyết định cuối cùng trong mọi trường hợp. Nhà tư tưởng Trung Hoa ở thế kỷ thứ nhất đã nói:

“Con người đều là con của Thần và chỉ đơn thuần được tạo thành thân xác thịt thông qua linh hồn của cha và mẹ. Do vậy, cha không có quyền lực tuyệt đối đối với con”.

Khi con đã coi cha mình là hình mẫu, là tấm gương đạo đức thì chúng cũng sẽ biết giữ mình và tuân theo những nguyên tắc tương tự. Đây không phải là sự vâng lời một cách mù quáng – điều mà Đức Khổng Tử không ủng hộ.

Khi một trong những học trò của Khổng Tử khoe rằng anh ta đã chịu đựng được những trận đòn tàn bạo từ cha mình, Khổng Tử nghe xong liền khiển trách học trò: Bằng cách chịu đựng những trận đòn tàn bạo, con có thể giúp cha không làm điều sai trái sao?

Khổng Tử đã dạy, ở cương vị là một người con, không tuân theo cha mẹ một cách mù quáng, cần tiếp thu những bài học xây dựng nhân cách từ cha mẹ và giúp đỡ cha mẹ trong những thời điểm họ chưa tròn đầy về đạo đức.

Do vậy, vai trò làm gương của bậc làm cha mẹ rất quan trọng, chỉ khi người cha thể hiện được đức tính mạnh mẽ, ngay thẳng thì con trai mới có thể noi theo một cách đúng đắn.

2. Đạo hiếu làm con theo lời dạy của Khổng Tử

Hiếu là căn bản của Đức, giáo hóa từ chữ “Hiếu” mà ra. Bước đầu của đạo hiếu là phải giữ mình, vì thân thể, tóc, da của ta có từ cha mẹ, nên không dám làm tổn thương đến. Lập thân hành đạo, để lại được tiếng thơm muôn thuở làm rạng rỡ đức hạnh của cha mẹ, đó là cái đích của Đạo hiếu.

Hiếu là căn bản của Đức, giáo hóa từ chữ “Hiếu” mà ra. Bước đầu của đạo hiếu là phải giữ mình, vì thân thể, tóc, da của ta có từ cha mẹ, nên không dám làm tổn thương đến. Lập thân hành đạo, để lại được tiếng thơm muôn thuở làm rạng rỡ đức hạnh của cha mẹ, đó là cái đích của Đạo hiếu.

Hiếu là căn bản của Đức, bước đầu của đạo hiếu là phải giữ mình, lập thân hành Đạo, để lại được tiếng thơm muôn thuở, làm rạng rỡ đức hạnh của cha mẹ, đó là cái đích của Đạo hiếu.

Đức Khổng Tử dạy: “Tâm còn chưa thiện, phong thủy vô ích”, bất hiếu cha mẹ, thờ cúng vô ích. Anh em không hòa thì bạn bè cũng vô ích, làm việc bất chính thì đọc sách cũng vô ích. Làm trái lòng người thì thông minh cũng vô ích. Không giữ nguyên khí thì uống thuốc cũng vô ích. Thời vận không thông thì mưu cầu cũng vô ích.

Đạo hiếu, trước tiên phải thờ cha mẹ, sau đó thề vua giúp nước, cuối cùng là lập thân. Là một người con hiếu thảo, ngày thường ở với cha mẹ phải hết lòng cung kính, phụng dưỡng và chăm sóc cha mẹ, phải làm cho cha mẹ vui, lúc cha mẹ có bệnh phải tỏ lòng quan tâm lo lắng. Trong trường hợp không may, khi cha mẹ qua đời thì phải buồn rầu thương khóc. Lúc tế lễ thì phải tỏ vẻ trang nghiêm. Có thể làm trọn năm điều trên mới gọi là thờ phụng cha mẹ vậy.

Khổng Tử giảng: “Phụ tại quan kỳ chí, phu mạt quan kỳ hành, tam niên bất cải phu chi đạo, khả vi Hiếu dĩ”, tức: Lúc cha còn sống hãy xem cái khí của cha. Khi cha mất thì xem hành vi và việc làm của cha trong thời sinh tiền, trong vòng ba năm mà không thay đổi chí hướng của cha, như thế có thể gọi là Hiếu”.

Bổn phận làm con phải biết rõ tuổi tác của cha mẹ. Một mặt là mừng, vì song thân tuổi cao mà vẫn còn khỏe, mặt khác là lo, vì tuổi cao chồng chất, e rằng thời gian song thân ở với ta sẽ không được bao lâu.

Cha mẹ còn tại thế, không nên đi chơi xa. Nếu cần đi xa, phải báo cho cha mẹ hay nơi đi chỗ ở. Cha mẹ có điều gì không hợp với lẽ phải, bổn phận làm con phải can gián. Nếu cha mẹ không nghe lời can gián cũng không nên làm phật lòng cha mẹ, vẫn phải tôn kính mà không dám trái ý, dù lao khổ cũng không tỏ vẻ oán giận. Cha mẹ tuy không hiền từ, nhưng bổn phận làm con không thể bất hiếu.

Người xưa có câu: “Bách thiện hiếu vi tiên”, muốn thành danh trước hết phải thành nhân, muốn thành nhân trước tiên phải học đạo hiếu. Những đúc kết từ ngàn xưa của cổ nhân mãi luôn là kinh nghiệm sống quý báu cho thế hệ sau.

 

Nguồn dịch: Epochtimestv

Lan Hòa biên tập