Văn Hóa

Trí huệ uyên bác của người xưa qua ca dao tục ngữ

By Đăng Dũng

August 30, 2020

Là một số ngôn ngữ văn học dân gian, ca dao tục ngữ thường chứa đựng một số kiến ​​thức, kinh nghiệm phong phú, một cách nói ví von có nội hàm sâu sắc đáng suy ngẫm, mang tính giáo huấn văn hóa. Dân tộc nào cũng có giá trị thơ ca phổ quát riêng.

Chúng ta cùng tham khảo những câu ca dao tục ngữ quen thuộc phổ biến:

Đi hỏi già về nhà hỏi trẻ

Người xưa nói: “Không nghe lời người già, chịu thiệt ở trước mắt”, những lời khuyên của người lớn rất hữu ích, đáng tin. Người xưa quan niệm, muốn có thân thể khỏe mạnh, trước tiên cần có một quy luật nghỉ ngơi hài hòa, hợp lý, ngày đêm luân phiên, tiết trời thay đổi đều cần phải chú ý thân thể. Nghìn lần học không bằng một lần nhìn, nghìn lần nhìn không bằng một lần luyện. 

Ở lâu nơi sườn núi, không chê đường dốc đứng. Không kinh qua mùa đông lạnh lẽo, làm sao biết được ấm áp của mùa xuân. Không gánh đòn gánh không biết nặng, không đi đường dài chẳng biết xa. Không ngủ trong chăn, không biết tấm chăn rộng. Những tri thức học được từ sách vở rốt cuộc vẫn là không đủ hoàn thiện. Nếu muốn thật sự lý giải một sự việc hoặc một người nào đó, nhất định phải có tiếp xúc, phải có thực hành. 

Không xuống nước, cả một đời sẽ không biết bơi. Không giương buồm, cả một đời sẽ không biết cầm lái. Không lo liệu việc nhà, không biết được gạo củi đắt đỏ. Không nuôi con, không tài nào biết được công ơn cha mẹ.

Tắt lửa tối đèn có nhau

Người xưa rất coi trọng tình làng nghĩa xóm. “Bán anh em xa mua láng giềng gần” là câu nói rất quen thuộc cho đến hôm nay, chất chứa đạo lý làm người. Khi ta biết cho đi ắt sẽ có ngày ta được nhận lại,  những giá trị thuộc về tình cảm không thể đong đếm, nhưng bạc vàng cũng chẳng bao giờ có thể mua được.

Là hàng xóm chẳng những tối lửa tắt đèn có nhau, việc sống chan hòa với xóm giềng, còn giúp cho mỗi người hoàn thiện về lối sống của chính mình, ứng xử với nhau tế nhị, làm đẹp lòng nhau, “chín bỏ làm mười”, bỏ qua những ích kỷ cá nhân để sống vì nhau, giúp đỡ nhau, học tập lẫn nhau. Tình cảm ấy quý giá, đáng trân trọng là thế, nếu không biết chẳng phải là đáng tiếc hay sao?

Mở lòng ra với mọi người xung quanh cũng chẳng có gì là khó, gặp nhau cất câu chào hỏi, thi thoảng gõ cửa qua lại, tỏ sự quan tâm lẫn nhau. Những hành động nho nhỏ như thế, cũng chẳng mất đi của ai thứ gì. Có món gì ngon cũng sẻ chia cùng hàng xóm, phát huy truyền thống chia ngọt sẽ bùi, khi hàng xóm có công việc cũng không quản ngại giúp đỡ tận tình. Cuộc sống luôn biết dĩ hoà vi quý, chín bỏ làm mười.

Lúc khó khăn mới biết ai là bạn, khi hoạn nạn mới biết bạn là ai.

Giữa những mối quan hệ bạn bè đích thực không phải là những lời ngọt ngào trên môi, mà là cái nắm tay kịp thời khi chúng ta cần vào thời khắc quan trọng. Tuy vậy vẫn có chỉ biết thêu hoa trên gấm, chứ không biết đưa Con người ta chỉ đến khi sa cơ lỡ vận mới biết ai thật lòng, ai quan tâm đến mình. Rất nhiều người hàng ngày đều vây quanh bạn, mua vui cho bạn, nhưng chưa hẳn đã là người thật sự bên bạn lúc khó khăn.

Trong những người bạn mà chúng ta có, được gặp gỡ nhau đã là khó khăn, được bầu bạn lại càng không dễ dàng. Phải trải qua nhiều  năm thử thách thì tình bạn mới xứng là tri kỷ. Nếu tình bạn ấy kéo dài suốt không phai nhạt thì quả thật đó là quý nhân trong cuộc đời mỗi người. Trong thời đại nhiễu nhương, lòng người dễ thay đổi, đừng oán trách hờn dỗi, mà hãy quan tâm hơn tới những người bạn xung quanh ta. Vì con người gặp gỡ là bởi duyên, ấm áp là bởi tình, tan rã là bởi không biết trân quý nhau.

Chỉ cần thấu hiểu hơn một chút, ít so đo tính toán hơn một chút, học cách cảm ơn thêm một chút, và trân trọng những người đã đối xử tốt với bạn hơn một chút, bạn sẽ nhận ra tri kỷ trong cuộc đời. Trong khó khăn của cuộc đời luôn giữ cho mình một trái tim thanh tịnh.

Giàu không quá ba họ, khó không quá ba đời

Ở thời nhà Hán, đại đa số người thuộc hàng quý tộc, quan lại, dù ít hay nhiều cũng hiểu biết về học thuyết âm dương, hiểu biết vận mệnh. Vị quan này có gia sản lớn, con cháu đầy đàn nhưng lại thường mang vẻ u sầu trong lòng. Ông thường xuyên thở dài, lộ rõ vẻ lo lắng ra mặt.

Một lần, ông ngẫu nhiên gặp một lão nông. Ông lão nông dân này biết rõ vị quan lớn kia nên hỏi: “Ngài đã giàu có như thế, tiền của mấy đời con cháu cũng tiêu không hết, sao ngài còn phải thở dài?”

Vị quan lớn này nói: “Ông nhìn hai đời sau trong nhà ta mà xem, đời sau lại không bằng đời trước, thực sự là giàu không thể quá ba đời. Khi cháu trai bằng tuổi của ta, e rằng sẽ tiêu hết gia sản, nói không chừng còn có họa sát sinh.”

Ông lão nông dân không hiểu, vị quan lớn lại giải thích: “Ta quan sát và đoán biết được, thế hệ sau trong gia tộc nhà ta, từ nhỏ chúng đã được hậu đãi nên từ nhỏ chúng cũng đã tùy tiện làm xằng bậy, dưỡng thành thói quen hưởng thụ. Hai đời sau này việc gì cũng không làm, chúng cảm thấy hết thảy những gì chúng đang hưởng đều là những thứ nên được. Loại nhận thức ấy, sớm hay muộn cũng dẫn đến vong bại thôi.”

Nói xong, vị quan lớn lại chỉ vào ông lão nông dân còn đang trơ mắt nhìn, nói: “Ông đã sống đến tuổi này rồi, trên mặt nhiều nếp nhăn vàng, nên chắc chắn cả đời đã làm không ít việc thiện. Vô luận là ông hiện tại khổ bao nhiêu thì sau này con cháu đều được hưởng âm đức của ông mà giàu sang bấy nhiêu.”

Câu chuyện xưa nói cho chúng ta một đạo lý rằng, giàu và nghèo là có sự biến hóa. Nếu một người tích lũy nhiều hơn, cần kiệm hơn thì tự nhiên sẽ có phú quý và được hưởng thụ. Còn một người chỉ lo hưởng thụ nhiều hơn, thì tự nhiên cũng sẽ khốn cùng, rách rưới.

Việc trên đời không thể hết thảy đều như ý người. Cần phải học cách biết đối mặt với phức tạp, bảo trì sự thuần thiện của mình. Khi phải đối diện với thất bại cũng luôn bảo trì tâm thản nhiên, bình yên, lúc đối chọi với nghịch cảnh cũng nên giữ vững lạc quan, tin tưởng.

Lời của người xưa mỗi câu đều bao hàm kinh nghiệm sống phong phú, hàm chứa nhiều đạo lý sâu sắc đáng để suy tư. Đạo lý của thế gian, điều bình dị nhất cũng chính là điều to lớn nhất, điều to lớn ắt phải là điều bình dị nhất. 

Nguồn: Secretchina

Từ Thanh