Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thủy”, nghĩa là cái thiện cao nhất thì như là nước vậy. Chỉ bốn chữ, nhưng ẩn chứa đạo lý làm người và cách đối nhân xử thế uyên thâm của Đạo gia. Cái thiện cao nhất như là nước, vậy con người muốn vươn tới cảnh giới tốt đẹp của Thiện, cần học theo đặc tính của nước. Nước có thể thích ứng với bất kỳ môi trường nào, có thể chứa đựng vạn vật, nhưng bản thân nó rất trong sáng và yên tĩnh; nước mềm mại tột bậc lại có khí độ cứng cỏi tột bậc, trong sạch tột bậc, bao dung hết thảy.
Làm việc như núi, phải làm việc một cách thiết thực chắc chắn, vững vàng như núi. Núi hiển hiện ra khí thế hùng vỹ từ ngàn đỉnh chót vót, từ vạn khe xinh tươi, từ biển mây thác chảy, từ thế núi uốn lượn trập trùng. Núi hiển lộ ra u tĩnh mênh mông, thanh tú linh dị từ bóng mây ráng chiều, từ khói mây bao phủ, hay từ dáng vẻ thanh tịnh trong vắt.
Người xưa nói: “Biển dung nạp trăm sông, do bao dung nên rộng lớn. Vách núi sừng sững muôn trượng, do không ham dục nên rắn chắc”. Con người một khi làm được trong lòng trống như hang động, thì có thể hội tụ trăm sông mà thành đại dương bát ngát. Hãy làm những việc như núi: hãy làm những việc từ bình thường, vững như núi, và mang lại cho mọi người niềm tin như núi!
Giống như nước; có sự tĩnh lặng trong chuyển động và chuyển động trong sự tĩnh lặng, tất cả là do tính mềm và độ ẩm của nó. Lão Tử nói: “Cái thiện cao nhất như nước. Nước thiện, lợi cho vạn vật mà không tranh, ở chỗ mọi người đều không thích, nên gần với Đạo.
Tìm chỗ đứng như nước, thuận theo tự nhiên. Giữ tâm như vực sâu, tĩnh lặng sâu sắc. Cư xử với người như nước, nhân từ hòa ái. Lời nói như nước, chân thành thủ tín. Xử lý chính sự trong sạch như nước, thịnh trị thái bình. Xử sự như nước, dung hợp phát huy hết thảy. Hành động như nước, tùy thời mà đầy hay cạn. Không tranh với ai, nên không ai oán trách”.
Núi thể hiện khí thế hùng vĩ từ ngàn đỉnh, vạn đỉnh, các thác nước uốn lượn; núi lộ ra vẻ bao la, thanh tao và vẻ đẹp từ những làn mây khói, mây khói. Vì vậy, khi làm việc gì cũng phải như núi, có tâm vững vàng tôn chỉ như nuí.
Con người nếu có thể làm được không ham dục, không tranh đua, thì có thể như vách núi sừng sững, vòi vọi tít tầng mây. Do đó, “làm người như nước, làm việc như núi” chứa đựng nhiều huyền bí và kỳ diệu
Những triết lý nhân sinh đã nói rõ làm người như thế nào, lại nói rõ nên làm việc như thế nào.
Ý nghĩa sinh mệnh con người không phải là ở đắc được, mà là ở buông bỏ.
Con người trần trụi đến với thế gian, chẳng đem theo thứ gì, đến khi trăm tuổi, lại hai bàn tay trắng rời khỏi thế gian. Cả cuộc đời tranh đấu, ganh đua, muốn tạo dựng cho mình công danh sự nghiệp, muốn có được tài sản bạc vàng, muốn được hưởng thú vui trần thế… Trăm năm ngoảnh lại đã trôi qua, những gì cả đời lao tâm khổ tứ kiếm tìm giành được kia, thoắt cái đã rơi khỏi tay, cái thân xác cha mẹ cho kia, lại trở về với cát bụi.
Khi đối mặt với cuộc sống, chấp nhận nó hay buông bỏ nó. Khi bạn gặp phải điều gì đó, đừng trốn tránh nó, cách tốt nhất là đối diện, và biết chấp nhận sự thật đã được thực hiện, và giải quyết nó cho hợp lý, đã xử lý thì không nên hối t. Người thông minh trí tuệ, sẽ biết lúc nào cần buông bỏ, thì chủ động buông bỏ, sống an nhiên tự tại, chứ không dốc sức giành được, đoạt được.
Học cách nhẫn nại
Một cao nhân gặp phải một người không thích mình trong cuộc sống, và trong nhiều ngày, người đó đã tìm mọi cách để vu khống ông ta.
Một hôm vị cao nhân hỏi người đàn ông. “Nếu có người tặng quà mà bạn không chịu nhận, thì món quà này thuộc về ai?” Người đó trả lời: “Nó thuộc về người ban đầu tặng.” Cao nhân cười và nói: “Vâng, nếu tôi không chấp nhận sự lạm dụng vu khống của anh, vậy thì anh đang tự nói chính mình”.
Luôn làm việc dựa theo năng lực, biết quý trọng đạo đức
Đời người gắn liền với chữ Học. Từ nhỏ được học lẫy, học ngồi, học bò, học đi. Lớn chút thì được dạy học ăn, học nói, học gói, học mở. Đến trường học các tri thức, kỹ năng. Đối nhân xử thế thì học được kinh nghiệm và từng trải. Rất nhiều cái học, nhưng rốt cuộc quy nạp lại chỉ có hai cái học mà thôi: Học Tri thức, và học Đạo.
Học tri thức giúp con người có thể hiểu để sống, tự lập, trong xã hội và trong tự nhiên. Còn học Đạo giúp con người nâng cao đạo đức và cảnh giới tinh thần, khiến Con Người càng Người hơn, xứng đáng là anh linh của vạn vật. Học Đạo chính là khiến con người trở về với cội nguồn bản nguyên của sinh mệnh, là cái mà Đạo gia giảng: “Phản bổn quy Chân”.
Lão Tử nói: “Vi học nhật ích, vi Đạo nhật tổn. Tổn chi hựu tổn dĩ chí vô vi”, nghĩa là: Việc học (tri thức) thì ngày một tăng thêm hiểu biết (tri thức), việc học Đạo thì ngày một giảm bớt (buông bỏ những chấp trước, ham dục). Đã giảm bớt (chấp trước, ham dục) rồi lại giảm bớt nữa. Giảm cho đến vô vi (không còn chấp trước, ham dục, hoàn toàn thuận theo tự nhiên, theo Đạo), thì lúc đó đắc Đạo.
Nước chảy đá mòn, ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác, nước vẫn luôn nắm chắc mục tiêu của mình. Không kiêu ngạo, cũng chẳng nóng vội, nước cứ chảy “róc rách” suốt tháng năm. Quả thực nước đã đục được một cái lỗ trên mình đá cứng, đúng như câu: “Thứ mềm mại nhất thiên hạ lại có thể chiến thắng thứ mạnh mẽ nhất trong thiên hạ”
Biển có thể chứa được trăm sông, bởi lẽ lòng biển rộng; Vách núi sừng sững, không dục vọng nên mới hiên ngang. Một khi con người có được tấm lòng sâu sắc và rộng lớn như thung lũng, thì có thể hội tụ trăm sông thành biển mênh mông.
Nguồn Dusheng
Từ Thanh