Bệnh gout thường khiến người bệnh đau đớn ở các vùng khớp tay, chân, ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống hàng ngày. Việc phát hiện bệnh sớm và có phương pháp điều trị kịp thời sẽ giảm thiểu được những biến chứng nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết hơn về căn bệnh này và phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
Bệnh gout là gì, có nguy hiểm không?
Theo Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh – Nguyên Trưởng khoa Nội, Bệnh viện YHCT TƯ “Bệnh gout hay bệnh thống phong là một trong những bệnh rối loạn chuyển hóa ngày càng phổ biến hiện nay. Bệnh xuất hiện do lượng acid uric trong máu tăng cao không kiểm soát. Acid uric tăng khiến tinh thể muối urat bị tích tụ trong dịch khớp gây nên viêm khớp cấp và làm suy giảm chức năng thận và các cơ quan khác”.
Bệnh gout không chỉ gây ra những cơn đau khớp dữ dội, khớp ngón chân cái bị sưng đau,… nếu không được chữa trị kịp thời hoặc chữa trị không đúng cách sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Một số biến chứng nguy hiểm mà bệnh gout có thể gây ra cho người bệnh có thể kể đến như:
Xuất hiện hạt tophi: Những bệnh nhân bị gout giai đoạn mãn tính thường gặp tình trạng này. Hạt tophi là những hạt trắng sần sùi ảnh hưởng tới thẩm mỹ, khiến người bệnh tự ti trong giao tiếp.
Biến chứng lên thận: Khi lượng acid uric tăng quá cao khiến hình thành sỏi urat của thận – đây là loại sỏi không cản quang gây nên tình trạng viêm thận kẽ, viêm đài bể thận, nhiễm trùng tiết niệu,…. Nhiều trường hợp bị gout nặng còn khiến bệnh nhân bị suy thận mãn tính nguy hiểm.
Biến chứng dạ dày: Việc sử dụng các loại thuốc chống viêm giảm đau khi bị gout thường xuyên sẽ gây áp lực lên dạ dày gây viêm loét dạ dày tá tràng, ruột non.
Triệu chứng của bệnh gout
Bệnh gout thường gây đau nhức các khớp tay, chân nên rất dễ nhầm lẫn với các bệnh về xương khớp, viêm đa khớp,…. Tuy nhiên, việc nhận biết biểu hiện của bệnh gout rất quan trọng, từ đó có thể đưa ra phương pháp điều trị hợp lý và kịp thời.
Bệnh gout rất dễ phát hiện thông qua những biểu hiện đặc trưng
Bệnh gout được chia làm 2 thể: cấp tính và mãn tính tùy theo giai đoạn phát triển của bệnh. Tùy vào từng thể trạng mà biểu hiện của bệnh gout sẽ có sự khác nhau:
– Thể cấp tính:
Xuất hiện những cơn đau dữ dội, đột ngột tại các khớp khiến hạn chế vận động.
Sưng tấy, nóng đỏ các khớp, chủ yếu là khớp tay, chân.
Cơn đau xuất hiện mạnh và dồn dập vào ban đêm
Các đợt viêm, sưng khớp có thể kéo dài từ 3 đến 10 ngày.
Vùng da khớp bị sưng viêm sau khi khỏi đau thường ngứa, và có hiện tượng bong tróc da.
– Thể mãn tính
Xuất hiện tình trạng viêm sưng, đau nhức ở nhiều khớp, kéo dài theo từng đợt.
Vùng da quanh khớp trở nên bầm tím, bong tróc như bị nhiễm trùng.
Biến dạng khớp
Nguyên nhân gây bệnh gout
Có rất nhiều nguyên nhân tác động dẫn tới bệnh gout, như thói quen ăn uống không khoa học, thường xuyên rượu bia, dùng chất kích thích,…. Theo bác sĩ Vân Anh, nguyên nhân gây bệnh gout có thể được chia làm 2 nhóm, bao gồm các nguyên nhân nguyên phát từ bên trong của người bệnh, nguyên nhân thứ phát do những thói quen, tác động bên ngoài.
– Nguyên nhân nguyên phát
Di truyền: Những người có gia đình (cha mẹ, anh chị em ruột) có tiền sử bị gout sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường.
Bẩm sinh: Nhiều trường hợp bị thiếu men HGPT bẩm sinh sẽ khiến lượng acid uric trong cơ thể không ổn định sẵn.
– Nguyên nhân thứ phát
Thói quen ăn uống không lành mạnh: Chế độ ăn uống thiếu chất xơ, giàu chất đạm làm tăng hàm lượng acid uric trong máu. Bên cạnh đó thói quen ăn nhậu, sử dụng nhiều bia rượu, chất kích thích cũng là nguyên nhân khiến bệnh gout khởi phát.
Tác dụng phụ của một số loại thuốc: Những người sử dụng các loại thuốc lợi tiểu, aspirin trong thời gian dài sẽ làm giảm chức năng của thận, giảm khả năng đào thải acid uric trong máu dẫn đến bệnh gout.
Bệnh lý chuyển hóa: Những người mắc các bệnh lý như viêm cầu thận mãn tính, suy thận, rối loạn lipid máu, đái tháo đường,… rất dễ bị tăng nồng độ acid uric trong máu.
Béo phì: Theo một số nghiên cứu, người béo phì có khả năng mắc bệnh gout cao gấp 5 lần so với người bình thường.
Phương pháp điều trị bệnh gout phổ biến
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh gout từ các mẹo dân gian, đến các loại thuốc Tây y hay Đông y. Tùy vào từng tình trạng bệnh mà mỗi bệnh nhân lại lựa chọn phương pháp điều trị cụ thể. Tuy nhiên, dù là phương pháp nào đi chăng nữa, người bệnh cũng cần tìm hiểu kỹ để lựa chọn chính xác.
Điều trị bệnh gout bằng Tây y
Thuốc chống viêm, thuốc giảm đau, giảm acid uric là những loại thuốc Tây y thường được bác sĩ kê đơn trong điều trị bệnh gout. Điều trị bằng thuốc tân dược mang đến hiệu quả tức thì, giảm nhanh cơn đau, nhưng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ. Đặc biệt, việc tự ý sử dụng các loại thuốc điều trị không theo sự chỉ định của bác sĩ có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Theo bác sĩ Vân Anh, “Bệnh nhân dùng các loại thuốc đặc trị gout nên có sự tham vấn của bác sĩ chủ trị, không nên tự ý sử dụng. Vì nếu sử dụng quá liều hoặc không đúng loại thuốc có thể gặp các biến chứng như: đau đầu, chóng mặt, viêm loét dạ dày,…”
Thuốc tân dược điều trị gout tiềm ẩn nhiều nguy cơ
Một số loại thuốc Tây điều trị gout có thể kể đến như:
Thuốc giảm nồng độ acid uric, bao gồm: Allopurinol – thuốc giảm sản xuất acid uric, probenecid – thuốc tăng bài tiết qua thận,…
Các loại thuốc giảm đau và chống viêm: Colchicin, Corticosteroid,… dùng trong giai đoạn gout cấp tính.
Thuốc làm kiềm hóa máu và nước tiểu, tăng khả năng đào thải acid uric: dung dịch natribicacbonat, Foncitril,….
Điều trị bằng các mẹo dân gian
Các bài thuốc Nam được xem là phương pháp điều trị an toàn và lành tính với các loại thảo dược dễ kiếm. Cách chữa gout theo dân gian là phương pháp chi phí thấp, nhưng hiệu quả không triệt để và dễ tái phát. Hơn nữa, khi chọn thảo dược nên chọn các loại có nguồn gốc, đảm bảo để tránh việc thảo dược bị phun thuốc trừ sâu, thuốc kích thích.
Mẹo dân gian trị gout không triệt để
Một số mẹo dân gian chữa bệnh gout bạn có thể tham khảo như:
Chữa bệnh gout bằng lá tía tô
Chữa gout bằng cua đồng
Chữa bệnh gout bằng cải bẹ xanh
Chữa gout bằng nước dừa và lá trầu
Chữa bệnh gout bằng đậu đen xanh lòng
Chữa bệnh gout bằng gạo lứt
Chữa bệnh gout bằng Đông y
Bác sĩ Vân Anh cho biết, “Điều trị gout bằng Tây y hay các mẹo dân gian chỉ tập trung vào chống viêm, giảm đau, giảm hàm lượng acid uric mà không loại bỏ hoàn toàn tinh thể urat trong máu. Vì thế, đây chỉ là những biện pháp tạm thời, còn căn nguyên bệnh vẫn còn nên khả năng tái phát cao”.
Cũng theo bác sĩ Vân Anh, muốn điều trị dứt điểm bệnh gout, người bệnh cần đi theo một lộ trình khoa học, giải quyết triệt để căn nguyên của bệnh. Vì thế, chữa bệnh gout bằng thuốc Đông y đang là hướng điều trị được nhiều bệnh nhân lựa chọn vì vừa đảm bảo an toàn mà hiệu quả triệt để.
Theo quan niệm của Đông y, điều trị bệnh gout cần dựa vào chứng và mạch, đồng thời kết hợp với chế độ ăn uống, kiêng khem đúng mức. Vì thế, tùy vào giai đoạn và mức độ phát triển của bệnh, Đông y sẽ đi sâu điều trị căn nguyên khởi phát, đảm bảo hiệu quả triệt để, kéo dài.
Bệnh gout nên ăn gì, kiêng gì?
Khi bị bệnh gout, người bệnh cần chú ý hết sức chế độ ăn uống để tránh việc bệnh tăng nặng hơn.
Những thực phẩm người bệnh gout nên ăn:
Các loại trái cây, rau quả: Giúp giảm tình trạng sưng viêm khớp, giảm nồng độ acid uric trong cơ thể.
Các loại hạt đậu, ngũ cốc: Có tác dụng cân bằng nồng độ acid uric, hạn chế acid uric tăng cao không kiểm soát gây sưng viêm ở khớp ngón tay, chân.
Các sản phẩm từ sữa: Chứa lượng canxi cao, rất tốt cho người bệnh gout.
Những thực phẩm nên kiêng khi bị gout:
Nội tạng động vật: Là nguyên nhân khiến nồng độ acid uric trong cơ thể tăng cao đột ngột, khiến tình trạng sưng viêm khớp trở nên nguy kịch hơn.
Các loại thịt giàu đạm như: thịt bò, thịt gà, thịt bê là tác nhân dẫn tới tăng nồng độ acid uric và gây sưng viêm khớp nghiêm trọng.
Hải sản như tôm, sò, cua, hàu kích thích nồng độ acid uric trong cơ thể tăng cao.
Các loại thực phẩm giàu fructose như mật ong, đồ uống có đường
Biên tập: Lan Hương