Tết Trung thu cũng là dịp người Trung Quốc thể hiện lòng biết ơn với người thân, cha mẹ, thầy cô. Trung thu năm nào các học viên Trung Quốc cũng gửi rất nhiều thiệp mừng tới Sư phụ của họ. Thiết nghĩ, nếu hiểu được một phần ý nghĩa của Tết Trung Thu trong Văn hóa Truyền thống của Trung Hoa, có lẽ sẽ cảm nhận sâu sắc hơn tấm lòng tri ân sâu sắc trong ngày Tết đặc biệt này.
Nhân đây, xin chia sẻ đôi điều về sự khác biệt giữa Trung Thu của người Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Trung Thu của người Việt Nam có gì khác biệt?
1. Trước tiên, Tết Trung Thu của người Trung Quốc còn được gọi là Tết Đoàn Viên, là dành cho tất cả mọi người. Chứ không chỉ dành cho trẻ nhỏ như ở Việt Nam.
Nếu muốn cảm nhận được sự thiêng liêng của Tết Đoàn Viên này, mình có thể nhớ lại sự mong ngóng và háo hức của những người con xa quê được về đoàn viên cùng gia đình, sau cả năm buôn ba vất vả.
Trong mỗi dịp Tết đến Xuân về, những người con xa nhà, xa quê, nếu không được về đoàn tụ cùng gia đình sẽ thấy cô quạnh và trống vắng nhiều lắm.
Mỗi lần Trung Thu đến, mấy sếp người Đài Loan và Trung Quốc cũng náo nức bay về nước như đi trẩy hội.
2. Ở các công ty Đài Loan và Trung Quốc, thì bầu không khí của Tết Trung Thu sẽ đến từ trước đó 1 tháng.
Mọi người sẽ cố gắng tìm hiểu và chọn những chiếc bánh trung thu vừa đẹp mắt, vừa ngon miệng, để tặng khách hàng hay đối tác.
Thường thì các hộp bánh trung thu ấy đều chọn hãng có thương hiệu, rẻ thì gần 1 triệu 1 hộp. Từ lúc lên danh sách, đến khi mang gói bánh đi khắp ngược xuôi, trao tận tay khách hàng, cũng phải mất chừng 1 tháng.
Còn trong nội bộ công ty, nhất là các công ty Đài Loan, họ sẽ tổ chức tiệc nướng. Nướng đủ thể loại, từ các loại thịt, sườn non, hải sản, nấm, ngô, khoai,…
Các em nhỏ con cháu của nhân viên thì háo hức với bánh trung thu, bưởi và các loại trái cây.
Mọi người vừa nướng, vừa ăn uống no say, như thể người trong 1 nhà vậy. Đúng thực giống với cái tên Tết Đoàn Viên.
3. Trong các gia đình Đài Loan và Trung Quốc, vào ngày này họ thường tự tay làm bánh trôi nước. Nó không giống với bánh trôi nước của mình, mà giống bánh chay nước nhiều hơn.
Nhưng họ làm rất cầu kỳ, nhiều màu sắc và đẹp mắt.
Các màu đều lấy từ rau củ quả sẵn có. Ví như ép lấy nước củ dền cho màu hồng đỏ, lấy nước lá xôi nếp cho màu cốm, lấy nước nghệ tươi cho sắc vàng, lấy nước cà rốt cho màu cam….
Những viên bánh trôi nước tròn xoe và nằm gọn trong lòng bàn tay, ăn 2, 3 viên là no bụng. Nhân ở trong là đậu xanh và đường. Họ nấu chè đường nhạt và thả bánh trôi vào.
Khi bánh trôi nước chín và được múc ra những chiếc bát nhỏ trông rất xinh xắn và đẹp mắt.
Chữ Viên trong Tết Đoàn Viên nghĩa là hình tròn. Nên họ tự tay làm bánh trôi nước (cũng là hình tròn) để bày tỏ niềm hạnh phúc và sự trân trọng tình cảm gia đình.
4. Tết Trung thu ở Nhật, một quốc gia vốn chịu ảnh hưởng sâu đậm bởi văn hoá Trung Quốc.
Giống Tết Trung thu ở Trung Quốc, ở Nhật cũng là Tết đoàn viên, là dịp những người con xa xứ trở về và làm những món ăn truyền thống.
Họ cũng có bánh tsukimi dango (như bánh trôi không nhân làm bằng bột nếp thêm ít đường và hương vị, vo tròn, đun sôi, vớt ráo nước rồi xếp lên khay theo hình tam giác). Tết Trung Thu cũng là dịp người Nhật thể hiện lòng biết ơn với người thân, cha mẹ, thầy cô bằng cách tặng những chiếc bánh dango thật ngon.
Họ cùng có lễ hội ngắm trăng để cảm tạ các vị thần đã ban cho họ một mùa thật bội thu. Tiếc là hiện nay phong tục ngắm trăng hay làm bánh dango đã mai một khá nhiều (sau khi Nhật tổ chức Tết và các lễ hội theo dương lịch từ năm 1873). Gìn giữ giá trị văn hoá, truyền thống là vô cùng quan trọng.
5. Xưa Lý Bạch có 2 câu thơ nổi tiếng rằng: “Ngẩng đầu nhìn trăng sáng, Cúi đầu nhớ cố hương.”
Đến ngàn năm sau, vẫn khiến người đời chạnh lòng ngâm nga, khi chợt ngước lên nhìn thấy ánh trăng rằm Trung Thu sáng vằng vặc.
Lý Bạch được mệnh danh là “Tiên Thơ” (Thi Tiên). Trong những vần thơ của ông, người ta bắt gặp những cảnh tượng hùng vĩ và tráng lệ, chỉ xuất hiện nơi tiên giới. Như cảnh thác nước 3000 thước lơ lửng giữa không trung…
Nên có lẽ, khi đọc 2 câu thơ trên, người bình thường sẽ cảm khái nhớ về gia viên (ngôi nhà) của mình nơi tam giới. Còn những người tu luyện lại nhớ về ngôi nhà của mình nơi Thiên Thượng.
Vậy nên, có thể hiểu Tết Trung Thu là Tết Đoàn Viên của con người nơi trần thế. Nhưng lại là lời nhắn nhủ con người thế gian mau thức tỉnh, mau tu luyện, giác ngộ và quay trở về với mái nhà chân chính, với những người thân thực sự của mình nơi tiên giới.
Có lẽ vậy, nên khoa học hiện đại chứng thực, dẫu nông cạn cũng chứng minh được rằng: Sự vận hành của mặt trăng đều vô tình hay hữu ý điều chỉnh thủy triều lên xuống vào sáng tối và cả tâm lý và sinh lý của con người.
Khoa học cũng phải thừa nhận rằng Trăng càng sáng lại càng khiến tâm trạng mỗi người bâng khuâng khó tả, và những người mắc bệnh về tâm thần thường phát bệnh vào những dịp trăng tròn.
6. Xưa có câu “Một ngày làm Thầy, cả đời làm cha”, “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” (Một chữ là Thầy, nửa chữ cũng là Thầy).
Trong tuyệt tác “Sư Đạo” (Đạo của người Thầy), cũng nói rằng cha mẹ sinh thân xác, thầy cô dưỡng tâm hồn.”
Vậy nên trong người thường mới có danh xưng là Sư phụ (Sư là thầy, phụ là cha). Mỗi dịp Tết Đoàn Viên con cái lại tưởng nhớ công ơn của đấng sinh thành và những người thầy dìu dắt mình nên người.
Nỗi lòng ấy được hữu hình bằng những lời chúc gửi đến cha mẹ, thầy cô. Vậy nên, những lời chúc trong ngày Trung thu của mọi người đối với người Thầy của mình, vừa là lời cảm ân sâu thẳm tự đáy lòng, vừa là niềm mong mỏi sớm đến ngày đoàn viên với Sư phụ.
Tiểu Liên