Làm Cha Mẹ

Truyền thuyết Hằng Nga lên cung trăng

By Đăng Dũng

March 26, 2021

Trên núi Côn Lôn, một người tu Đạo tên là Hậu Nghệ, với sự chăm chỉ luyện tập, ngộ tính tốt và nghiêm khắc yêu cầu tâm tính của mình nên Hậu Nghệ được nhiều vị tiên ưu ái. Không lâu sau, Hậu Nghệ lấy một người vợ xinh đẹp, tốt bụng, tên là Hằng Nga, mọi người đều ngưỡng mộ đôi vợ chồng trai tài gái sắc này.

Tây Vương hậu ban tiên dược cho vợ chồng Hậu Nghệ-Hằng Nga. Hai người vui mừng khôn xiết khi có trong tay loại thuốc trường sinh bất lão.

Vào thời điểm này, mười mặt trời xuất hiện cùng lúc trên bầu trời. Thảm họa đã thật sự đến, trời đất biến sắc vì điều này, cây cối khô héo, cây con bị thiêu đốt, sinh linh lầm than, con người chịu đựng trong cái nóng gay gắt, người dân gần như không thể sống nổi.

Đứng trước thảm họa, hai vợ chồng quyết định uống thuốc trường sinh để tìm cách tiêu diệt “mặt trời độc”, cứu lấy chúng sinh. Hằng Nga uống hết một nửa viên thuốc trường sinh rồi đưa cho Hậu Nghệ nửa viên thuốc trường sinh còn lại, Hậu Nghệ trượt tay đánh rơi mất. Cả hai vô cùng sợ hãi, họ biết rằng thuốc tiên rơi xuống có nghĩa là vợ chồng chia lìa, cũng có nghĩa Hậu Nghệ sẽ mãi ở lại thế gian và chịu luân hồi đầu thai.

Tâm nguyện cứu thiên hạ đang bị “mặt trời độc” thiêu đốt không thể chậm trễ. Vì thế Hậu Nghệ không tiếc nuối nửa viên thuốc tiên đã mất nữa, mà lao đi khắp núi sông rừng già, tìm kiếm Thần kỹ có thể bắn hạ “Mặt trời độc”.

Sau những ngày tháng gian khổ tìm kiếm, Hậu Nghệ đã có được cung Thần và tiễn Thần, liền triển hiện Thần uy, một lần bắn hạ chín mặt trời cùng lúc. Khi sắp bắn hạ mặt trời cuối cùng, Hằng Nga đã ​​can ngăn, Hậu Nghệ cũng minh bạch nên lưu lại mặt trời này chiếu sáng khắp mặt đất đại địa để vạn vật nhận được ánh nắng mà sinh trưởng phát triển.

Người thế gian đã được cứu, tâm nguyện của Hậu Nghệ đã hoàn thành. Lúc này, thuốc tiên mà Hằng Nga uống đã chuyển hóa toàn bộ, thân thể không phải là một người phàm nữa, không thể ở lại trần gian được nữa. Vào một đêm yên tĩnh và đẹp đẽ, Hằng Nga bay đến cung trăng một mình cô đơn với đầy nỗi buồn.

Khi trở về, Hậu Nghệ không thấy Hằng Nga đâu, chàng đã rất buồn, Chàng thực sự không muốn rời xa ái thê của mình. Khi thấy Hằng Nga bay ngày càng xa mình, lòng tràn đầy u uất, trước áp lực thống khổ đau đớn, Hậu Nghệ đã ngã xuống đất, và chỉ tay về phía Hằng Nga đang đi xa, để bày tỏ rằng mình đang phải chịu đựng nỗi đau sinh ly tử biệt.

Từ đó, mỗi năm con người đều tổ chức rằm trung thu, để đón mừng nhân gian đã vượt qua kiếp nạn, tưởng nhớ đến Hậu Nghệ – Hằng Nga có tấm lòng rộng lớn, quên đi sự thống khổ của bản thân để cứu nhân gian. Đồng thời để lưu truyền cho hậu nhân sau này biết được nhân loại là có định số, cứ tới một chu kỳ nhất định sẽ có đại thảm họa xảy ra, chỉ có người tu luyện mới gánh vác được trách nhiệm cứu nhân gian khỏi nguy nan. Trong thảm họa, chỉ những ai tâm tính tốt, tâm hồn thuần khiết như trẻ em mới được Thần bảo hộ, nên mỗi khi đến dịp tết trung thu thì trẻ em là vui nhất.

 

Tác giả: Cửu Liên Hoa