Trí tuệ của người xưa là kho tàng vô giá. Bạn có thể tìm thấy trong đó nghệ thuật xử thế, đạo lý làm người, nguyên tắc tu dưỡng bản thân. Tâm từ bi là khi biết nhìn vào ưu điểm của người khác để khoan dung độ lượng với họ. Tất cả chỉ gói gọn trong vài chữ thoạt nhìn tưởng đơn giản mà cô đọng, súc tích và đầy gợi mở.
Để xây dựng một cuộc sống hạnh phúc và ý nghĩa, chúng ta nên trau dồi lòng từ bi và tăng cường trí tuệ. Từ bi và trí tuệ có thể khiến con người đạt đến trạng thái hoàn hảo. Nếu chúng ta chỉ có lòng tốt mà bỏ qua trí thông minh, chúng ta sẽ trở thành những kẻ ngốc có thiện chí, ngược lại, nếu chúng ta chỉ chú trọng phát triển trí tuệ mà bỏ qua việc từ bi khoan dung, chúng ta sẽ trở thành những nhà thông thái cứng đầu không có lòng nhân ái.
Theo giáo lý nhà Phật, để tìm kiếm tự do tinh thần, con người phải kết hợp giữa lòng từ bi và trí tuệ, với sự khuyến khích của tình yêu thương và sự hướng dẫn của tri thức thì con người mới có được cuộc sống tốt đẹp.
Từ bi là gì? Nhân ái là yêu thương, trân trọng, nhân hậu và bao dung. Lòng nhân ái được thể hiện ở sự yêu thương, quan tâm đến chúng sinh, đặc biệt là sự cảm thông đối với những người có hoàn cảnh bất hạnh.
Trí tuệ là gì? Trí tuệ là nhận ra bản chất của sự vật, và bộc lộ khía cạnh cao quý của tâm hồn trong hành vi. Các yếu tố của hạnh phúc rất đơn giản, đó là trạng thái của tâm trí không thể có được từ những thứ xung quanh chúng ta, chẳng hạn như của cải, quyền lực hay danh vọng.
Khi con người tiêu tốn sức lực và tích lũy của cải nhiều hơn mức cần thiết, cho đến khi họ thấy rằng dù có tiền của cả thế giới cũng không thể mua được một chút hạnh phúc, họ mới tỉnh ngộ và hối hận vì đã lãng phí cuộc đời mình, nhưng đã quá muộn.
Vì vậy, chúng ta phải nhận ra rằng việc theo đuổi hạnh phúc giác quan và hạnh phúc là hai việc khác nhau. Sự kích thích cảm giác rất dễ biến mất và không thể mang lại cho con người hạnh phúc vĩnh cửu.
Hơn nữa, chúng ta có thể đổi tiền lấy hạnh phúc giác quan, nhưng không thể mua được hạnh phúc. Nền tảng của hạnh phúc đến từ lòng tốt thuần khiết và quan niệm rõ ràng về đúng sai.
Con người không thể hạnh phúc trừ khi họ hài lòng với chính mình. Sự an tâm chỉ có thể đạt được thông qua thực hành và thiền định. Chúng ta vẫn cần nỗ lực nhiều hơn. Thông qua việc tự phân tích và thanh lọc tâm trí, những đức tính vốn có của chúng ta có thể được bộc lộ. Công việc này không hề dễ dàng, nó đòi hỏi sự kiên nhẫn, quyết tâm và kiên trì.
Hạnh phúc giống như hương thơm của những đoá hoa, khi bạn mang nó tặng cho người khác, trên tay bạn sẽ còn lưu lại chút hương. Nếu bạn muốn một cuộc sống bình yên và hạnh phúc, hãy cho phép người khác có một cuộc sống như vậy.
Khi bạn điều chỉnh cuộc sống của mình theo những nguyên tắc cao cả nêu trên, bạn có thể hy vọng hạnh phúc và bình yên. Đồng thời, bạn không nên mong đợi người khác cảm ơn mình. Dale Carnegie từng nói: “Nếu chúng ta muốn hạnh phúc, thì chúng ta đừng còn bận tâm đến việc người khác có biết ơn những đóng góp của chúng ta hay không, miễn là bạn chân thành cho người khác những gì bạn có. Nó lan rộng và phát triển dễ dàng như cỏ; nhưng tấm lòng biết ơn giống như hoa hồng, đòi hỏi sự chăm bón, tưới tiêu, yêu thương và bảo vệ của con người. “
Người ta khó biết ơn những thứ dễ có được. Chỉ khi lấy đi những thứ này, người ta mới cảm thấy biết ơn. Không khí chúng ta hít thở và các cơ quan sống mà chúng ta có được chúng ta coi thường, thậm chí bị lạm dụng. Nếu chúng ta không biết trân quý nâng niu nó sẽ chẳng khác chi những chú cá, khi bắt buộc phải rời khỏi nước mới biết giá trị của nước…
Abraham Lincoln từng nói: “Theo quan sát của tôi, con người chỉ có thể hạnh phúc khi quyết tâm làm cho mình hạnh phúc”. Chúng ta không thể hy vọng có được hạnh phúc bằng cách cầu nguyện, nhưng chúng ta phải làm việc chăm chỉ để có được những phước lành này.
Đức tin và lời cầu nguyện với Chúa rất có ích, nhưng khi bạn ra ngoài, đừng quên khóa cửa. Vì không có gì đảm bảo rằng Chúa sẽ luôn coi sóc ngôi nhà này cho chúng ta. Chúng ta không nên trốn tránh trách nhiệm của mình. Nếu bạn sống theo đạo đức, bạn có thể xây dựng một thiên đường trên thế giới này.
Tuy nhiên, khi những chuẩn mực đạo đức bị vi phạm, người ta sẽ phải nếm mùi lửa của địa ngục trần gian này. Khi con người không biết sống theo quy ước tự nhiên của vũ trụ, họ thường tự gây rắc rối cho mình, không chỉ trói buộc tay chân mà còn thường xuyên sinh ra cảm giác bất công.
Nếu mọi người đều có thể sống theo nguyên tắc đạo đức, thì có thể được hưởng hạnh phú, sẽ không rơi vào tuyệt vọng. Do đó thiên đường và địa ngục đều có trong thế giới này. Việc tốt và việc xấu vẫn tiếp tục lưu truyền từ xa xưa cho đến nay, đâu là thiên đường, đâu là địa ngục đều do mỗi người tự lựa chọn cuộc sống cho mình.
Có một nhà sư tâm đắc nhất là giảng “Thiên đường và Địa ngục”. Một người cải đạo cảm thấy mệt mỏi với những lời hùng biện lặp đi lặp lại của nhà sư. Vì vậy, một ngày nọ, ông ta đứng lên và nói: “Hãy nói cho tôi biết thiên đường và địa ngục ở đâu? Nếu bạn không thể trả lời tôi, bạn đang nói dối!”
Vị sư này giữ im lặng. Sự im lặng khiến người nghe càng thêm tức giận, anh ta hét lên: “Nói cho tôi biết, nếu không tôi sẽ đánh ông!” Nhà sư nhanh chóng lấy lại sự hóm hỉnh và đáp lại: “Địa ngục đang ở bên cạnh bạn cùng với sự tức giận của bạn.”
Người đàn ông bình tĩnh lại sau khi biết sự thật và bắt đầu cười. Sau đó, anh ta hỏi,” Vậy, thiên đường ở đâu?” Nhà sư trả lời: “Xung quanh bạn là tất cả, hoặc là thiên đường hoặc là địa ngục. Với nụ cười của bạn xung quanh là thiên đường, với sự tức giận của bạn, xung quanh là địa ngục”
Sự khác biệt giữa thiên đường và địa ngục nằm ở cách chúng ta sống. Miễn là nó là một góc của vũ trụ nơi sinh vật tồn tại, thiên đường và địa ngục luôn tồn tại đồng thời.
Nguồn Dusheng
Hằng Tâm