Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Nguồn ảnh: pinterest

Khám Phá

Từ câu chuyện về cuộc đời của Thích Ca Mâu Ni nhìn thấy nội hàm của chữ “Phật”

By Đăng Dũng

September 10, 2021

Ở Ấn Độ cổ đại hơn hai nghìn năm trước, tại vương quốc Ca Tỳ La Vệ (Kapilavattsu), ngày nay thuộc nước Nepal, đã ra đời một hoàng tử tên là Tất Đạt Đa.

Theo ghi chép kinh điển, khi Ngài sinh ra, vũ trụ được bao trùm bởi ánh hào quang. Người mù thì nhìn lại được. Người câm điếc nói về tương lai một cách say mê. Ngọn lửa địa ngục đã bị dập tắt, và ngay cả những con thú hoang dã cũng im lặng không dám làm điều ác; bởi vì cả thế giới được tắm trong bầu không khí an hòa.

1. Giấc mơ báo trước sự đản sinh của một vĩ nhân

Ở Ấn Độ cổ đại, Hoàng hậu là Ma Da (Mahamaya) là vợ đức vua Tịnh Phạn (Suddodana), khi ấy sắp tới ngày sinh hạ đứa con đầu lòng, đã có một giấc mơ báo điềm đặc biệt.

Trong mơ, bà thấy rõ ràng một luồng ánh sáng trắng mỹ diệu chiếu rọi vào bà, và từ trong luồng sáng xuất hiện một con voi trắng vô cùng thánh khiết với sáu chiếc ngà. Con voi bước đến gần rồi hòa tan vào cơ thể bà. Bà đã kể lại giấc mơ với nhà vua ngay khi tỉnh lại và ngay sáng hôm đó, nhà vua cho triệu tập các nhà hiền triết. Họ cho biết rằng đó chính là điềm lành báo hiệu rằng hoàng hậu sẽ sinh ra một vĩ nhân.

Hoàng tử nhỏ được đưa trở về kinh thành ngay đêm hôm đó. Năm ngày sau, hoàng tử được đặt tên là Tất Đạt Đa (Siddhartha), nghĩa là “người mà sẽ đạt được mục đích của mình”. Rất nhiều nhà thông thái đã đến để gặp mặt và cầu chúc cho vị hoàng tử mới sinh, trong số đó có A Tư Đà, vốn là thầy dạy học cũ của nhà vua và là một người tu hành khổ hạnh đã đạt được nhiều thành tựu.

Nhà vua cảm thấy rất vinh dự bởi chuyến thăm của đạo sỹ A Tư Đà (Asita), nên cho người mang đứa trẻ đến bên vị đạo sỹ để đứa bé tỏ lòng tôn kính với ông. Ngay lập tức, A Tư Đà đứng phắt dậy và nhận ra ngay những đường nét trên cơ thể hoàng tử báo hiệu một khuynh hướng tâm linh và tôn giáo. Với năng lực siêu thường, ông nhìn thấy sự vĩ đại trong tương lai của vị hoàng tử mới sinh và chào đón cậu với những cái siết tay thật chặt.

2. Tu luyện thành Phật, truyền rộng Phật Pháp, từ bi cứu độ chúng sinh

Khi hoàng tử trưởng thành cảm nhận sâu sắc nỗi đau và sự vô thường của cuộc đời nên đã xuất gia tu hành và chứng ngộ Phật pháp của mình. Sau khi Hoàng tử Tất Đạt Đa giác ngộ, để giải thoát tất cả chúng sinh khỏi đau khổ, sau đó Phật pháp được Ngài truyền bá rộng rãi.

Khi vua Tịnh Phạn biết được rằng con trai ông đã trở thành một vị Phật, ông đã cho mời Thích Ca Mâu Ni vào cung và quở trách việc ông đã đi xin ăn trong khi ông giàu đến nỗi có thể nuôi hàng nghìn tín đồ. Thích Ca Mâu Ni giải thích cho cha rằng đó là một yêu cầu của hệ thống tu luyện của ông.

Trong thời gian này, người em trai cùng cha khác mẹ A Nan Đà (Ananda) của Thích Ca Mâu Ni, người sẽ được phong làm hoàng thái tử và có đính ước với công chúa Tôn Đà Lị (Sundari), cũng quyết định bước chân vào con đường tu luyện và trở thành đồ đệ của Thích Ca Mâu Ni. Sau đó, con trai của Thích Ca Mâu Ni là La Hầu La và mẹ cũng đã trở thành đồ đệ của ông.

Thế giới tôn Ngài là “Phật” và gọi Ngài là “Thích Ca Mâu Ni”, “Thích Ca” là họ của thị tộc, có nghĩa là nhân từ, và “Mâu Ni” là tên kính trọng chung của các vị Thánh nhân ở Ấn Độ, nghĩa “Tịch mặc” là người có tâm địa thanh tịnh.

Trong những năm cuối đời, Phật giáo của Thích Ca Mâu Ni đã chấn động toàn bộ Ấn Độ, và ngay cả các vị Hoàng đế cũng phải cúi đầu trước ông.

Nhiều người chạy đến và hỏi: ““Ngươi là Thần?”

“Không”, Thích Ca Mâu Ni đáp.

“Một Thiên thần?” “Không”.

“Một vị Thánh?” “Không”.

“Vậy Người là ai?”

“Ta là người đã giác ngộ”. Thích Ca Mâu Ni đáp.

Tại sao Thích Ca Mâu Ni lại nói điều này? Trong tiếng Phạn, Phật tạo thành từ gốc của 2  từ “budh” và “ta” ghép thành, gọi là “Buddha”. Từ gốc của từ “budh” có nghĩa “biết”. Buddha có nghĩa là “một người đã giác ngộ”.

Khi Phật giáo du nhập vào Trung Quốc, có các bản dịch khác nhau cho Phật, chẳng hạn như “Phật Đà”, “Phù Đồ”.

Khi người Trung Quốc truyền qua lại, chữ “Đà” bị bỏ đi và được gọi là “Phật”. Vì vậy, ý nghĩa thực sự của “Phật” là một người đã giác ngộ, một người đã được giác ngộ thông qua tu luyện.

Khi Thích Ca Mâu Ni giảng Pháp, một đệ tử đã từng hỏi Ngài “Thế nào là Phật?”. Câu trả lời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là: “Đức Phật là người đã nhìn thấy quá khứ, tương lai, và hiện tại của thế giới, mọi thứ sẽ có sự bắt đầu và kết thúc”.

“Đức Phật” trong kinh điển Phật giáo ban đầu ở Ấn Độ chủ yếu đề cập đến Thích Ca. Sau đó, với sự truyền bá của Phật giáo, thuật ngữ “Đức Phật” đã được sử dụng rộng rãi để tôn vinh tất cả những người đã giác ngộ thông qua con đường tu luyện khổ hạnh.

Thiên Hà biên tập

Nguồn: secretchina