Hình ảnh: Daniel Kirsch từ Pixabay

Đời Sống

 Câu chuyện của một nhà sư: Từ một đứa trẻ không khôn ngoan trở thành một nhà sư tinh thông Phật pháp

By Đăng Dũng

August 17, 2020

Có một nhà sư nổi tiếng không chỉ tinh thông Phật pháp mà còn có một huyền sử đặc biệt

Gia đình của cậu bé trước đây sống trên đường phố, cha mẹ mất sớm. Cậu bé được một vị trụ trì tu viện tốt bụng nhận vào nuôi. Tuy nhiên, sư trụ trì đã sớm phát hiện ra rằng đứa trẻ không được nhanh nhen, chậm hơn nửa nhịp so với những người khác trong việc học mọi thứ. Không ai trong tu viện nghĩ rằngcậu bé sẽ có triển vọng khi lớn lên.

Tuy nhiên, sư trụ trì không tin rằng đứa trẻ không có triển vọng. Trụ trì thường âu yếm xoa đầu đứa trẻ rồi nhè nhẹ nói: “Đứa nhỏ này làm sao không có hy vọng?” Thời gian dần dần trôi qua, bọn trẻ từng ngày lớn lên, thân thể cũng ngày một cường tráng.

Một hôm, sư trụ trì thông báo với mọi người rằng sẽ đưa đứa trẻ này lên núi để tu khổ hạnh. Quyết định của sư trụ trì khiến các nhà sư trẻ náo động. Mọi người đều biết rằng lên núi để luyện tập đồng nghĩa với việc rèn luyện thân thể và ý chí một cách chuyên sâu ở nơi không có người, và để nhận được hiệu quả luyện tập tốt hơn. Không nói đến một đứa trẻ đần độn như vậy, nhưng hầu hết các sĩ tử đều khó vượt qua kỳ thi này.

Khi sư trụ trì và tiểu hòa thượng quay lại sau 10 ngày sau đó, mọi người đã ngạc nhiên khi thấy rằng đứa trẻ thông minh hơn đáng kể so với trước đây. Những năm sau đó, sư trụ trì năm nào cũng đưa đệ tử thân tín của mình lên núi tu hành, đứa trẻ ngày càng thông minh.

Vài năm sau, sư trụ trì qua đời, đứa trẻ khờ khạo năm đó đã lớn thành một thanh niên thông minh. Trong những thập kỷ tiếp theo, cuộc đời anh gặp vô vàn khó khăn chông gai, thậm chí trải qua thử thách sinh tử, nhưng anh bình tĩnh đối mặt, lần nào cũng vượt qua được nguy hiểm. Không chỉ vậy, khi hiểu biết ngày càng sâu rộng về Phật giáo, danh tiếng của ông từ từ lan rộng.

Mọi người đều tự hỏi liệu có điều bí ẩn nào trong việc tu khổ hạnh này không, đã cho phép một cậu thanh niên vốn dĩ ngu ngốc lớn lên thành một thế hệ xuất gia. Có người hỏi nhà sư về vấn đề này.

Nghe xong, nhà sư mỉm cười: “Lần đầu tiên tôi tham gia tu khổ hạnh, tôi đã rơi xuống một cái mương sâu, nhưng sư phụ không giúp tôi, mà dành một ngày một đêm để nhìn tôi suy nghĩ làm cách để leo ra ngoài.

Sau này, nhà sư nói với tôi rằng con người có hai loại mắt, một là mắt thường và hai là tâm. Mắt thường nhìn thế giới muôn màu muôn vẻ nên tâm trí bị phân tán, khó tập trung làm những việc quan trọng nhất, trong khi mắt tâm không bị ngoại giới quấy rầy nên tập trung làm việc được tốt.

Khi tôi không nhận được bất kỳ sự giúp đỡ nào trong mương, những suy nghĩ dư thừa đã biến mất, và tôi chỉ muốn thoát ra, vì vậy tôi thực sự tập trung vào việc tìm một con đường cho mình. Sự khác biệt giữa người phàm và người tu luyện là người thường chỉ có thể nhìn thế giới bằng mắt thường, trong khi người tu luyện học cách sử dụng đôi mắt của trái tim. ”

Đôi mắt của chúng ta thường bị lấp đầy bởi những trò chơi, những bữa tiệc và đủ mọi cách để trôi qua thời gian, mà không tự hỏi mình điều gì là quan trọng nhất vào lúc này; mắt chúng ta thường tràn ngập công việc, giải trí. Con người  thường không tự hỏi mình hiện tại việc cấp bách nhất cần giải quyết là gì. Kết quả là chúng ta bận rộn mỗi ngày, nhưng cuộc sống không có nhiều thay đổi.

Bạn đừng bận rộn với những việc vô ích nữa! Hãy xem xét kỹ hơn những gì chúng ta nên làm trước!

Biên dịch: Lan Hương

Nguồn: epochtimes.com