Nguồn ảnh: Luyện Thi Thủ Khoa

Cảm Ngộ Nhân Sinh

Tức giận là bản năng, kiềm chế cơn giận là bản lĩnh, người chế ngự được cảm xúc là người làm chủ cuộc đời mình

By Lan Hòa

May 26, 2021

Nước tuy mềm mại nhưng có thể xuyên đá. Người tuy bình hòa lại có thể khiến gió xuân ấm áp, mở núi đào sông. Chúng ta hãy từ nô lệ của cảm xúc tiêu cực, trở thành chủ nhân của tâm trạng thăng hoa. Như thế chúng ta sẽ có được cuộc đời hạnh phúc vui tươi. Bởi vậy, người chế ngự được cảm xúc là người có thể làm chủ cuộc đời mình.

Đôi khi trong cuộc sống hàng ngày, khi giận dữ, chúng ta không thể kiềm chế được, vô tình nói ra những lời làm tổn thương người khác, dẫn đến những cuộc tranh cãi lớn, khiến mối quan hệ trở nên căng thẳng, bất hòa.

Và khi bình tĩnh lại, chúng ta mới nhận ra bản thân đã sai, và hối hận về những gì mình đã làm và nói ra. Liệu rằng, lời xin lỗi muộn màng đó có thể xóa bỏ những vết thương trong tâm hồn mà người nghe phải gánh chịu không?

Người xưa có câu: “Nóng giận là bản năng, kiểm soát sự nóng giận là bản lĩnh”.

Trên thực tế, những người thường đánh mất sự bình tĩnh sẽ không có được những mối quan hệ tốt, công việc không thuận lợi và cuộc sống không có mấy niềm vui. Bởi sự nóng giận của họ làm tổn thương mọi người và ngay cả chính bản thân người đó, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của chúng bản thân mình.

Bạn có thể lấy lý do là áp lực công việc, khiến bạn trở nên dễ nóng giận. Tuy nhiên, nếu bạn không biết cách giải quyết công việc của chính bản thân mình, thì đừng trút mọi thứ lên người khác.

Tại thời điểm này, chúng ta phải học cách giải nén và điều chỉnh cảm xúc, và duy trì thói quen tốt và sự đều đặn của công việc và nghỉ ngơi. Trong một tình huống rất bận rộn với công việc, bạn cũng nên chú ý đến sự nghỉ ngơi và thư giãn. Điều này không chỉ giúp làm việc hiệu quả mà còn khiến tinh thần bạn thoải mái hơn.

Do đó, đối xử tốt với bản thân và chăm sóc bản thân là điều kiện tiên quyết để duy trì cảm xúc tốt.

Hầu hết những người thành công và có thành tựu trong cuộc sống là những người viết cách tiết chế cảm xúc, kiềm chế cơn nóng giận của mình. Họ không để cảm xúc lấn át, ảnh hưởng đến những công việc quan trọng khác. Vậy, làm thế nào để kiểm soát tính khí của bản thân mình? Đó là điều không phải ai cũng có thể làm được.

Học cách kiểm soát tâm trạng bản thân

Nhà tâm lý học xã hội Mỹ – Festinger có một nguyên tắc nổi tiếng, ông cho rằng: 10% trong cuộc sống là do sự việc xảy ra đối với bạn, còn 90% [hệ quả tốt – xấu] là do bạn phản ứng như thế nào trước những sự việc xảy ra.

Người có thể kiểm soát được tâm trạng mới có thể chế ngự được cuộc đời mình. Phương pháp của tác gia nổi tiếng đời Thanh Lý Ngư là viết chữ: “Tôi không nghiện gì khác, duy chỉ viết lách. Lo nghĩ thì dùng sách hóa giải, tức giận thì dùng sách tiêu tan”.

Trịnh Bản Kiều thì vẽ tranh. Khi ông bị bài xích chèn ép chốn quan trường, u sầu bất đắc chí, ông liền nhấc bút vẽ trúc, vẽ xong, tâm lý thư thái thản nhiên.

Chuyển dời sự chú ý, nghe âm nhạc, chạy bộ v.v… đều là những biện pháp tốt để kiểm soát tâm trạng.

7 gợi ý để kiểm soát cảm xúc, khiến tâm trạng tốt hơn

1. Ngủ đủ

Giáo sư Rolland Dale thuộc trung tâm y học đại học Pittsburgh, trong một công trình nghiên cứu đã phát hiện ra rằng: Ngủ không đủ có ảnh hưởng cực lớn đối với tâm trạng chúng ta. Ông nói: “Đối với người ngủ không đủ mà nói, những việc khiến người ta phiền lòng kia lại càng khống chế tâm trạng họ mạnh hơn”.

2. Gần gũi với thiên nhiên

Gần gũi với thiên nhiên luôn luôn được coi là biện pháp tốt nhất giải tỏa tâm trạng, hãy chọn cho mình một không gian riêng, làm bạn với cây cỏ, hòa mình vào làn gió thu, nghe tiếng chim kêu ríu rít và tận hưởng cảm giác thư thái mà thiên nhiên mang lại, bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhàng, dễ chịu hơn rất nhiều.

3. Tích cực lạc quan

Tâm trạng của chúng ta khác nhau thường không phải do sự việc bên ngoài gây ra, mà quyết định bởi phương thức chúng ta đối xử với sự việc khác nhau. Khi chúng ta đơn giản hóa vấn đề, dùng lăng kính tích cực, lạc quan để đối đãi với mọi chuyện, bạn sẽ thấy mọi thứ sẽ không còn phức tạp như thế.

Nước tuy mềm mại nhưng có thể xuyên đá. Người tuy bình hòa lại có thể khiến gió xuân ấm áp, mở núi đào sông.

Chúng ta hãy từ nô lệ của tâm trạng thăng hoa thành chủ nhân của tâm trạng. Như thế chúng ta sẽ có được cuộc đời hạnh phúc vui tươi.

Chúng ta không thể lựa chọn tâm trạng lúc nào ập đến, nhưng chúng ta có thể lựa chọn dùng phương thức nào để đối mặt và xử lý tâm trạng.

Làm chủ bản thân, không để tâm trạng bản thân trói buộc bước chân tiến bước đến hạnh phúc của mình.

5. Suy nghĩ từ một góc độ khác, bạn sẽ có những cảm xúc và tâm trạng khác nhau

Hầu hết mọi rắc rối là do con người. Có lẽ bạn sẽ nghĩ rằng nếu không có người này, có lẽ điều đó đã không xảy ra và gây phiền toái đến cuộc sống của bạn.

Khi gặp những điều khó chịu, hãy cân nhắc những điều đúng sai, thảo luận mọi thứ một cách hợp lý, phân tích những ưu và nhược điểm của mọi thứ một cách rõ ràng.

Bên cạnh đó, bạn cần học cách suy nghĩ khác biệt, suy nghĩ nhiều hơn cho người khác, đặt mình vào vị trí của họ để suy nghĩ. Cùng nhau thảo luận để giải quyết vấn đề.

6. Hạn chế nói chuyện khi tức giận, hãy giữ bình tĩnh

Trong khoảnh khắc tức giận, IQ của bạn là 0 và nó trở lại bình thường sau một phút.

Trong thực tế, bạn chỉ cần giữ im lặng khi bạn tức giận, để chỉ số tức giận của bạn giảm xuống, bình tĩnh và sau đó suy nghĩ về vấn đề, bạn sẽ thấy rằng mọi thứ không quá phức tạp.

7. Đến gần những người có năng lượng tích cực

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cảm xúc dễ lây lan, cũng như cảm xúc tiêu cực và cảm xúc tích cực. Sức khỏe của bạn phụ thuộc rất lớn vào việc những người bạn có liên quan cũng có hạnh phúc hay không.

Nếu những người xung quanh bạn bị trầm cảm, bạn có thể dễ dàng bị trầm cảm. Nhưng bạn có thể “lây nhiễm” hạnh phúc từ những người hạnh phúc xung quanh bạn.

Vì vậy, hãy ở gần những người tích cực và lạc quan, quan sát lối sống hàng ngày của họ, giao tiếp với họ nhiều hơn. Đồng thời, hãy suy nghĩ về vấn đề bạn muốn theo chiều hướng tích cực và tính khí của bạn tự nhiên sẽ được cải thiện.

 

Chân Nhiên biên tập