Sức Khỏe

Tục ngữ “lão tiết tàn tinh, nhân cùng thọ tận, thiếu thực tráng hỏa, tự rước tai họa” có ý nghĩa gì?

By Đăng Dũng

November 24, 2021

Tuổi thọ là một chủ đề vĩnh cửu. Về sức khỏe và tuổi thọ, tổ tiên đã tóm tắt rất nhiều câu tục ngữ thú vị. Có một câu tục ngữ về dưỡng sinh “lão tiết tàn tinh, nhân cùng thọ tận, thiếu thực tráng hỏa, tự rước tai họa”, rất nhiều người hiểu được ý nghĩa của nó. Vậy, câu tục ngữ này có nghĩa là gì?

 

Thứ nhất, lão tiết tàn tinh, nhân cùng thọ tận

Nói một cách tổng quát, tinh là chân âm của cơ thể con người (còn được gọi là nguyên âm). Tinh đầy đủ không chỉ có thể duy trì chức năng cơ thể hoạt động bình thường, mà còn có thể cải thiện khả năng chống lại bệnh tật. Tinh gồm có tinh tiên thiên và tinh hậu thiên, trong đông y nói, tinh tiên thiên nhận được từ phụ mẫu, là “gốc rễ sinh mệnh”, nhưng tinh tiên thiên cần tinh hậu thiên sung dưỡng, mới có thể làm cho nó phát huy công năng lớn nhất. Tinh hậu thiên hoàn toàn đến từ các chất dinh dưỡng trong chế độ ăn uống, còn được gọi là “thủy cốc tinh vi”. Với việc bổ sung các chất dinh dưỡng, con người mới có thể sống một cuộc sống bình thường. “Thận vi tiên thiên chi bản, tỳ vị vi hậu thiên chi bản”, chức năng lá lách và dạ dày của con người mạnh mẽ, là chìa khóa để duy trì tinh khí, “Hoàng đế nội kinh” nhấn mạnh “đắc cốc giả xương, thất cốc giả vong” (người phải ăn ngũ cốc lương thực mới phát triển, không ăn uống thì sẽ chết).

Tầng ý tứ đầu tiên của “lão tiết tàn tinh, nhân cùng thọ tận” chính là theo nghĩa đen mà nhiều người hiểu. Từ “tinh” chỉ “tinh dịch”, “cùng” chỉ “cạn kiệt”. Chức năng của các cơ quan nội tạng của người cao tuổi ngày càng suy giảm, tốc độ tái sinh tinh khí trở nên chậm chạp, nếu không tiết chế phòng the, tiêu hao quá mức, vậy nhất định sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, rất khó trường thọ.

“Lão tiết tàn tinh, nhân cùng thọ tận” tầng ý tứ thứ hai đề cập đến phương diện tinh thần của người già. Tuổi trẻ sức sống dồi dào, sung mãn tinh lực, có rất nhiều tinh- khí- thần, nhưng theo thời gian, các “linh kiện” trong cơ thể bắt đầu dần dần thoái hóa. Vì vậy, người nhiều tuổi không nên hao phí quá nhiều thể lực và tinh lực.

Thứ hai, thiếu thực tráng hỏa, tự rắc tai họa

Chữ “thiếu” ở đây có nghĩa là “tuổi trẻ, thanh niên”, ông bà đang cảnh báo những người trẻ tuổi không ăn đồ bổ sung, nếu không sẽ chuốc lấy “tai họa” cho cơ thể của họ, và từ “họa” ở đây có nghĩa là “bệnh tật”. “Thiếu thực tráng hỏa, tự rắc tai họa” câu này có nghĩa là, người trẻ tuổi tinh lực tràn đầy, tố chất thân thể tốt, các hệ thống đang ở trạng thái cân bằng hoàn mỹ nhất, bản thân đã có hỏa khí lớn, không cần yếu tố bên ngoài để điều chỉnh. Nếu bổ sung quá nhiều, chỉ có thể làm cho hỏa khí trong cơ thể càng lớn. Nếu người trẻ ăn nhân sâm, nhung hươu, các loại thuốc bổ, sẽ phá vỡ trạng thái cân bằng ban đầu, sẽ xuất hiện dương thịnh hỏa vượng, nhẹ sẽ chảy máu cam, nặng sẽ làm tổn thương nội tạng. Loại bổ sung không phân biệt tình huống này, không chỉ vô ích đối với thân thể, mà còn mang đến “tai họa” cho chính mình. Vì vậy, đối với những người trẻ tuổi, để đặt một nền tảng cho sức khỏe và kéo dài tuổi thọ, tốt nhất là ăn một chế độ ăn uống cân bằng, tập thể dục thích hợp, và duy trì thái độ lạc quan.

Tóm lại, người xưa đã tổng kết rất nhiều cách dưỡng sinh, vẫn có đạo lý nhất định, tuy rằng kéo dài một thời gian dài, nhưng vẫn đáng để chúng ta tham khảo. Tục ngữ “lão tiết tàn tinh, nhân cùng thọ tận, thiếu thực tráng hỏa, tự rước tai họa” mang đến cho chúng ta ý nghĩa lớn nhất, chính là phải khắc chế dục vọng của mình, đồng thời phải bắt đầu dưỡng sinh từ khi còn trẻ, không thể tự cho mình tuổi trẻ cường tráng, mà không quan tâm thân thể, như vậy sẽ khiến về già bi thương.

Thảo Nguyên biên dịch

Nguồn: aboluawang