Đến thăm hang Mạc Cao Quật ở Đôn Hoàng (Động Ngàn Phật). Bạn sẽ nhìn thấy bức tượng Phật hai đầu được sơn vào giữa triều đại nhà Đường trong Hang động 237.
Sau hơn một nghìn năm, bức tượng Phật vẫn rực rỡ sắc màu, sống động như thật và đáng ngưỡng mộ. Nói đến bức tượng Phật là một câu chuyện cảm động!.
Ở Ấn Độ thời cổ đại, có hai người tin theo Phật Pháp, cả hai người đều nghèo. Nhưng họ luôn suy nghĩ làm cách nào để kiếm được nhiều tiền và thực hiện lý tưởng lớn nhất của đời mình – dùng tiền của mình để vẽ tượng Phật để bày tỏ lòng thành kính của mình đối với Đức Phật.
Vậy là họ ngày nào cũng vậy, từ sáng đến tối làm việc rất chăm chỉ, cuộc sống chi tiêu tằn tiện, sau mấy năm vất vả làm việc, mỗi người đều tích góp được một số tiền nho nhỏ. Vào một ngày, hai người vui vẻ đến chùa và nhờ một họa sĩ vẽ màu cho tượng Phật.
Chiếc bàn tay run rẩy cầm số tiền ít ỏi mà anh đã đánh đổi bằng cả máu và mồ hôi của mình, anh chân thành nói với người họa sĩ: “Người họa sĩ tốt bụng, chúng tôi hy vọng sẽ vẽ được một bức tượng Phật Kim Dung từ rất lâu rồi, nhưng chúng tôi cứ mãi nghèo, ăn mặc thì thiếu thốn và không đủ ăn. Trong những năm qua, chúng tôi đã đi làm thuê và tiết kiệm được một số tiền nhỏ. Dường như cả đời của chùng tôi sẽ không bao giờ có thêm tiền tiết kiệm nên chúng tôi muốn dùng những đồng tiền này để nhờ cô vẽ cho chúng tôi một bức tượng Phật”.
Người họa sĩ nghĩ “số tiền này còn không đủ tiền mua sơn! Làm sao có thể vẽ được bức tượng Phật?” Nhưng cảm động trước tấm lòng chân thành của họ, người họa sỹ đã không mặc cả và đồng ý với yêu cầu của họ.
Người họa sĩ đã tự bỏ tiền túi để mua bức Đan Thanh tốt nhất, với ý tưởng nguyên bản và kỹ năng cao nhất, để thể hiện tấm lòng chân thành của hai người dâng lên đức Phật.
Nghĩ về điều này, anh cảm thấy chưa bao giờ công việc sơn tượng của mình lại trơn tru như bây giờ và chưa bao giờ hình ảnh của Đức Phật lại chân thực như bây giờ, anh tập trung vẽ và hoàn thành trong vài ngày.
Nhìn bức tượng Phật uy nghiêm, người họa sỹ không thể tin được đó là nét bút của chính mình, và anh cảm thấy vô cùng hài lòng khi có thể vẽ được một bức tượng Phật tuyệt vời như vậy cho người anh em tội nghiệp và thành tâm.
Sau hơn mười ngày, hai người nghèo kia đến lễ Phật và xem bức tươợng Phật họ nhờ vẽ. Người họa sĩ chỉ vào tác phẩm rất thành công của mình và nói: “Anh ơi, đây là bức tượng Phật mà tôi đã vẽ cho anh. Anh nhất định sẽ hài lòng”.
Hai người đàn ông tội nghiệp nhìn nhau, và không nói gì. Người họa sĩ nhìn thấy tâm lý của họ liền giải thích cho họ: “Chúng ta đều là những người nghèo khổ. Tôi không muốn tham lam tiền bạc của các anh. Nói thật, số tiền mà các anh đã đưa không đủ để mua sơn, huống hồ còn tiền công của tôi, tâm trí và kỹ năng của tôi đều đặt trên tượng Phật”.
Chưa kịp dứt lời, một phép màu đã xuất hiện, tượng Phật tỏa ra ánh sáng chói lọi, tạo thành một vầng hào quang màu vàng, chiếu sáng cả ngôi chùa.
Họ càng ngạc nhiên hơn khi thấy tượng Phật từ từ chuyển động và tách ra thành hai vị Phật giống hệt nhau. Sau một thời gian, cả hai bức tượng dần dần hòa làm một, và trở thành một hình ảnh kỳ lạ và tuyệt vời khi một bức tượng với hai đầu Phật cùng tồn tại.
Người họa sĩ và hai người đàn ông tội nghiệp kia lập từ quỳ xuống đất và bái lạy bức tượng Phật. Sau đó, cả ba người đều quy chính theo đạo Phật và đều xuất gia tu hành tại ngôi chùa này.
Kể từ đó, trong ngôi chùa này, vô số thiện nam tín nữ đến chiêm bái bức tượng Phật hai đầu, hương khói không ngớt quanh năm.
Qua câu chuyện cho chúng ta hiểu một điều: Đồng tiền đi cúng dường, làm tượng Phật đều phải là những đồng tiền chân chính, đồng tiền đúng là mồ hôi nước mắt sức lực và tâm huyết và sự thành kính của mình đem đi làm thì mới tạo ra phúc, mới làm được những kỳ tích.
Phật Pháp vô biên, ngài là toàn năng, trong thế giới của Ngài, Ngài muốn thứ gì thì đều có, cho nên Ngài nhìn con người đó là nhấn mạnh tấm lòng thành kính đối với Phật Pháp, tấm lòng thiện tâm đối với mọi người, còn đồng tiền được tạo ra từ tội lỗi, đem cúng thì chắc chắn không Phật nào độ họ.
Thiên Hà biên tập
Nguồn: secretchina