Nguồn ảnh: Anhdepfree

Làm Cha Mẹ

Tương tác giữa cha mẹ và con cái: Những điểm cha mẹ nên chú ý

By Đăng Dũng

May 14, 2021

Tuổi thơ là thời gian để vun trồng những giá trị đúng đắn. Đó là cơ sở để con bạn tạo dựng sự tự tin và những mối quan hệ tốt đẹp với người khác trong tương lai. Các bậc cha mẹ hiện đại thường bận rộn và ít có cơ hội trò chuyện với con cái. Tuy nhiên, việc cha mẹ thường xuyên giao tiếp với con cái là điều quan trọng. Cha mẹ tương tác một cách cẩn thận với trẻ từ khi còn bé đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ sau này

Tương tác giữa cha mẹ và con cái cải thiện khả năng ngôn ngữ của trẻ nhỏ 

Phát triển khả năng ngôn ngữ ở lứa tuổi 1 đến 5 tuổi rất quan trọng. Vì trí tuệ và khả năng giao tiếp của trẻ nhỏ gắn liền với sự phát triển khả năng ngôn ngữ. Khả năng ngôn ngữ kém cũng có thể dẫn đến chứng tự kỷ và trở ngại cho việc học tập. Nhiều bậc cha mẹ có xu hướng nghĩ rằng việc tiếp thu ngôn ngữ của trẻ thơ là tự động. Nhưng trên thực tế, trẻ em bắt đầu học ngôn ngữ từng chút một ngay từ khi chúng được sinh ra.

Cách chính để trẻ học ngôn ngữ là lắng nghe những gì cha mẹ nói với nhau và những gì cha mẹ nói với chúng. “Ngôn ngữ thụ động” được hình thành bằng việc nghe nhiều lần các chữ cái, từ và câu. Và sẽ trở thành “Từ vựng chủ động” mà trẻ sơ sinh có thể sử dụng tự do từng chút một. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ em nghe ngôn ngữ đó ít nhất 500 lần cho đến khi chúng có thể nói một chữ cái. Để trẻ tiếp thu ngôn ngữ, cha mẹ cần tạo nhiều cơ hội tương tác với trẻ và cố gắng trò chuyện thường xuyên với trẻ.

Tương tác giữa cha mẹ và con cái trong thời thơ ấu sẽ xây dựng được mối quan hệ tin cậy lẫn nhau

Việc con cái có mối quan hệ thân thiết với cha mẹ từ khi còn nhỏ là điều rất quan trọng. Nếu mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái có nền tảng vững chắc, đứa trẻ có thể sẽ trở nên ngoan ngoãn và tìm kiếm sự giúp đỡ từ cha mẹ trong trường hợp gặp khó khăn hoặc vấp ngã. Và cha mẹ có thể nhanh chóng nhận thấy những thay đổi trong tâm tính của chúng.

Cha mẹ nên lắng nghe con cái của mình một cách nghiêm túc. Những lời con bạn nói bao gồm suy nghĩ, ý kiến ​​và cảm xúc của chúng. Ngay cả khi chúng dùng từ không chính xác, nhưng từ tiếng khóc và tinh thần của đứa trẻ cũng bao gồm rất nhiều thông tin trong đó. Điều quan trọng là cha mẹ phải biết cẩn thận lắng nghe, biết được tính cách cũng như quá trình trưởng thành của con mình.

Ngoài ra, những cuộc trò chuyện đầy những lời động viên cũng mang lại cho trẻ sự tự tin về ngôn ngữ và khả năng diễn đạt. Các cuộc trò chuyện trong những trường hợp phát sinh mâu thuẫn còn quan trọng hơn. Hãy dạy cho con bạn rằng, có thể giải quyết vấn đề bằng cách nói chuyện cởi mở.

Trả lời khéo léo câu hỏi “tại sao?” của trẻ

Trẻ em rất dễ bị tổn thương, đối với chúng thế giới này rất phức tạp và đầy thử thách. Nhiều điều không thể hiểu sẽ khiến trẻ lo lắng và sợ hãi. Trong những cuộc trò chuyện với trẻ, cha mẹ sẽ có thể hiểu được những gì chúng đang thắc mắc. Đối với những thắc mắc của trẻ, hãy trả lời chúng bằng những từ ngữ mà chúng có thể hiểu được.

Trước đây, xe của chồng tôi bị người khác va phải và cửa bị móp. Khi nhìn thấy xe như vậy con trai tôi hỏi: “Xe của bố bị sao vậy?”. Tôi đã giải thích ngắn gọn về nguyên nhân, và nói thêm rằng: “Chiếc xe đã bị va chạm, nó rất đau. Nên từ bây giờ mẹ cần cẩn thận khi lái xe, cố gắng sẽ không gây thương tích cho xe nữa”. Đứa trẻ đã hiểu câu chuyện của tôi. Sau đó, mỗi khi tôi lái xe nó nói: “Hãy cẩn thận khi lái xe, đừng lái xe quá nhanh, nếu không xe sẽ bị thương”. Điều đó không làm in bóng trong tâm trí con về vụ tai nạn ô tô kinh hoàng. Ngược lại, tôi biết mình phải làm gì khi lái xe.

Ngoài ra, nếu khi con bạn bực bội, tức giận, lo lắng hoặc khóc… Ngoài những nguyên nhân như mệt, khát và đói, có thể đã có điều gì đó ở trường mẫu giáo. Trong trường hợp như vậy, hãy khéo léo để dẫn câu chuyện từ đứa trẻ ra. Nếu bạn biết nguyên nhân của việc trẻ quấy khóc, bạn có thể giải quyết được nó.

Nắm bắt cơ hội trò chuyện

Cha mẹ thường bận làm việc và không có cơ hội trò chuyện vui vẻ với con cái. Tuy nhiên, trong sinh hoạt hàng ngày, một điều nhỏ nhặt cũng có thể là cơ hội tạo nên một cuộc trò chuyện. Ví dụ: Bạn có thể thảo luận về nội dung của một chương trình truyền hình mà bạn đã xem cùng con. Đây cũng là cơ hội để tương tác với con bạn khi ăn hoặc ngay trước khi đi ngủ.

Hãy cẩn thận về cách sử dụng từ ngữ của bạn

Cha mẹ nên chấp nhận những điểm tốt và chưa tốt của trẻ. Nó làm cho sự tương tác giữa cha mẹ và con cái trở nên dễ dàng hơn. Những đứa trẻ được cha mẹ chấp nhận nó có thể mở rộng trái tim mình hơn nữa. Ngược lại, những mệnh lệnh, những sự mỉa mai, những lời đổ lỗi, những bài giảng dài dòng sẽ khiến bọn trẻ xa rời bạn.

Ví dụ, đứa trẻ nói với mẹ của mình rằng “Mẹ ơi, con sợ phải ngủ một mình.”

Có người mẹ trả lời rằng: “Con lớn rồi, có còn nhỏ nữa đâu. Không được sợ” và bỏ mặc chúng.

Có đứa trẻ sẽ nhận được câu trả lời: “ Con sợ đúng không? Vậy thì con có thể bật đèn và để cửa khi ngủ nhé!”

Bạn muốn con bạn trở thành đứa trẻ như thế nào?

Bạn cần lưu ý không nên áp đặt ý kiến ​​của mình lên con khi tương tác với chúng. Tương tác với trẻ luôn phải có hai chiều, nghĩa là cần lắng nghe câu chuyện của chúng. Nếu cuộc trò chuyện diễn ra một chiều, nó chỉ là áp đặt suy nghĩ của bạn lên bọn trẻ. Tương tác hai chiều đặc biệt quan trọng đối với trẻ lớn hơn một chút. Và với những lời yêu thương, động viên và tôn trọng, con bạn sẽ có thể làm tốt hơn nữa.

Các điểm nên chú ý khi tương tác giữa cha mẹ và con cái:

Nguồn: Epochtimes.jp

Mộc Hương biên tập