Không như nhiều người lầm tưởng, người giàu thường không để hết tài sản cho con cái thừa kế mà muốn để chúng tự lập. Tỷ phú Warren Buffett là một người như vậy.
Các nhà tài phiệt đều làm từ thiện
Tính đến thời điểm hiện tại, tỷ phú Warren Buffett hiện đã dành một nửa số cổ phiếu Berkshire Hathaway của mình cho các hoạt động từ thiện.
Chỉ riêng trong tháng 6/2021, ông đã đóng góp 4,1 tỷ USD cổ phiếu cho 5 tổ chức, nâng tổng số tiền quyên góp của ông lên 41 tỷ USD, theo như những gì mà nhà đầu tư huyền thoại này đã công bố trong một bức thư gửi các cổ đông vào sáng thứ Tư. Hiện tại, nhà hiền triết xứ Omaha đang sở hữu khối tài sản trị giá 104,1 tỷ USD.
Cho con không quá ít để chúng làm được việc
Mặc dù ông vẫn còn những 100 tỷ USD cổ phiếu, vị CEO 90 tuổi này của Berkshire Hathaway lại không có kế hoạch chia sẻ phần lớn tài sản của mình với các con.
Thay vào đó, ông lựa chọn dùng tất cả cổ phiếu Berkshire hoặc 99% tài sản của mình để mang đi quyên góp.
Tất nhiên, các con của ông cũng sẽ không trắng tay: Mỗi người trong số ba người con của ông đều có một quỹ trị giá 2 tỷ USD do Buffett tài trợ, theo như The Washington Post đã đưa tin vào năm 2014.
Buffett cũng từng khuyến khích những nhà tài phiệt khác làm điều tương tự: “Việc dễ dàng nhất trên thế giới đó là cho đi những khoản tiền mà sẽ không bao giờ có ích cho bạn hoặc gia đình bạn”.
Nhưng đừng quá nhiều khiến chúng chẳng làm được gì
Ông nói thêm: “Sau nhiều lần quan sát các gia đình tài phiệt, đây là đề xuất của tôi. Hãy để lại cho bọn trẻ một khoản đủ để chúng có thể làm được bất cứ thứ gì, nhưng đừng quá nhiều để chúng chẳng thể làm được gì”.
Buffett từ lâu đã tin rằng tiền của ông nên được dùng cho việc từ thiện là chủ yếu hơn là cho con cái. Vị tỷ phú 91 tuổi này hy vọng rằng những đứa con trưởng thành của mình sẽ “theo đuổi những nỗ lực từ thiện mà đòi hỏi cả tiền bạc lẫn thời gian”.
Marguerita Cheng, một chuyên gia hoạch định tài chính và là người đồng sáng lập – kiêm Giám đốc điều hành của Blue Ocean Global Wealth ở Gaithersburg, Maryland, cho biết: “Một số người nghĩ rằng nếu họ không nói về tiền bạc, những vấn đề sẽ biến mất. Tuy lập kế hoạch cho tài sản của mình có thể là một chủ đề thảo luận khó xử, nhưng nếu ta càng nói nhiều về tiền, nó sẽ càng trở nên dễ dàng hơn.
Hãy thảo luận với nửa kia của mình
Trong một bức thư gửi cổ đông, Buffett đề cập đến việc ông từng thảo luận với người vợ đầu tiên về tài chính của họ trong tương lai. Chuyên gia Cheng nói rằng đây là một thói quen thông minh mà tất cả các cặp vợ chồng đều nên làm.
Cô giải thích: “Điều thực sự quan trọng là dành thời gian để hiểu vợ/chồng của bạn, đối tác của bạn, tầm nhìn của họ, những trải nghiệm của họ và của bạn nữa. Nếu hai người có những quan điểm khác nhau, thì điều này không đồng nghĩa rằng một trong hai người đang sai, mà nói về những điểm khác biệt đó cũng có thể là một điều hữu ích”.
Buffett cho hay: “Người vợ đầu tiên của tôi và tôi hoàn toàn có cùng chí hướng về các mục tiêu từ thiện của chúng tôi. Tuy nhiên, bà ấy muốn cho đi những khoản tiền lớn khi chúng tôi còn trẻ – khi giá trị tài sản ròng của chúng tôi chỉ bằng một phần rất nhỏ so với quy mô cuối cùng của nó. Tôi đã cố gắng chờ đợi về sau, để rồi tới giờ vẫn bị mê hoặc bởi những gì mà lãi kép đã mang lại”.
Cha mẹ ông bà cần có kế hoạch khi để lại tài sản cho con cháu
Khi nói đến những quyết định như thế này, CEO Berkshire Hathaway nhận định: “Một kích cỡ chắc chắn sẽ không phù hợp với tất cả”. Cheng đồng tình: “Mỗi nhà một khác”. Có thể hiểu rằng, mỗi nhà sẽ có một quy tắc và thói quen riêng, không thể khiên cưỡng áp dụng được.
Một số bậc cha mẹ và ông bà lựa chọn để lại tài sản cho con cái của họ từ khi họ vẫn còn sống, thay vì để lại như một khoản thừa kế.
Lý do của họ là: “Chúng tôi có nghĩa vụ giúp đỡ những đứa con của mình. Để lại cho chúng 30.000 đô la thực sự có ý nghĩa rất lớn đối với tôi và tôi muốn thấy sự giúp đỡ của mình được đi vào thực tế ngay bây giờ, chứ không phải cho đến tận khi tôi đã qua đời”.
Các chuyên gia đều đồng tình rằng điều quan trọng là phải chuẩn bị trước một kế hoạch tài chính. Không có ngân sách dự bị là sai lầm tồi tệ nhất mà bạn có thể mắc phải trong tài chính, theo nhà hoạch định tài chính kiêm nhà phân tích kinh doanh được chứng nhận của CBS Jill Schlesinge.
Nguồn: Songdep
Thái An biên tập