Nguồn ảnh: healthylives

Sức Khỏe

“Uống nước đúng cách” điều trị bệnh tim, phổi, dạ dày, táo bón, sốt, giải độc

By Đăng Dũng

September 01, 2020

Cơ thể con người cũng giống như trái đất, 2/3 là nước, khi rơi vào tình trạng thiếu nước chúng ta thường cảm thấy mệt mỏi. Vì vậy, ngoài việc biết cách ăn uống bổ dưỡng, chúng ta phải quan tâm hơn đến “cách uống nước”, hãy uống một cốc nước vào sáng sớm để làm sạch các cơ quan nội tạng, và uống ít nhất một lít nước mỗi ngày để thực sự xây dựng một cơ thể khỏe mạnh.

  1. Người bị bệnh tim trước khi ngủ nên uống một ly nước

Trước khi ngủ uống một ly nước rất tốt cho người bị mắc bệnh tim, sáng sớm có thể ngăn ngừa sự xuất hiện của đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim. Các bệnh như nhồi máu cơ tim là do độ nhớt của máu cao. Khi một người đang ngủ, đổ mồ hôi, nước trong cơ thể bị mất đi, làm cho nước trong máu giảm, và độ nhớt của máu trở nên rất cao. Tuy nhiên, nếu bạn uống một cốc nước trước khi đi ngủ, bạn có thể làm giảm độ nhớt của máu và giảm nguy cơ đau tim.

  1. Sáng sớm uống một cốc nước giúp giải độc

Nhiều người đã nghe nói buổi sáng nên uống một cốc nước lọc tốt cho cơ thể. Có người uống nước muối, có người uống mật ong, có người uống nước chanh để làm trắng da, vậy uống nước gì là tốt nhất? Cơ thể con người đã trải qua cả một đêm trao đổi chất, rác thải trong cơ thể cần có tác động mạnh từ bên ngoài giúp bài tiết ra ngoài, không uống nước có đường và Chất dinh dưỡng giải nhiệt là tốt nhất! Nếu là nước đường hoặc nước có chất dinh dưỡng thì trong cơ thể chúng ta sẽ mất thời gian chuyển hóa, không thể giải độc cho cơ thể nhanh chóng được. Do đó, một cốc nước lọc trong vắt vào buổi sáng là một công thức kỳ diệu để giải độc.

  1. Khi buồn, đau khổ nên uống nhiều nước

Theo trạng thái tinh thần của con người, Hormone được chia thành hai loại: một loại tạo ra khoái cảm và một loại tạo ra đau đớn. Endorphin do não sản xuất được gọi là “hormone hạnh phúc”, trong khi adrenaline thường được gọi là “hormone đau”.

Khi một người đau khổ, cáu kỉnh, áp lực adrenaline sẽ tăng vọt, để bài tiết adrenaline hormone đau đớn này ra khỏi cơ thể có nhiều cách như: Đào thải ra ngoài bằng cách là uống nhiều nước; vận động thể chất chạy bộ, đá bóng… cơ thể tiết mồ hôi adrenaline sẽ được bài tiết qua tuyến mồ hôi. Hoặc khóc nhiều, adrenaline cũng sẽ được thải ra ngoài theo nước mắt, muốn khóc được cơ thể cũng cần có đủ nước. Khi bạn khóc trong thời gian dài sẽ giải phóng oxytocin và opioid nội sinh, còn được gọi là endorphin. Những chất này có thể giúp bạn giảm đau cả về thể chất và tinh thần. Endorphin được coi là liều thuốc giảm đau tự nhiên của cơ thể giúp ngăn chặn cơn đau và giảm cảm giác khó chịu. Oxytocin hay còn gọi là hormone tình yêu có thể mang lại cho bạn cảm giác hạnh phúc. Khóc còn giúp đánh bại vi khuẩn, cải thiện tầm nhìn, cải thiện tâm trạng, cân bằng cảm xúc, giảm đau…

Đây chính là lý do vì sao khi con người gặp phải đau đớn bất hạnh, áp lực thì sẽ khóc, khóc là một cách để giảm căng thẳng và gánh nặng cho con người. Đôi khi khóc không hẳn là yếu đuối, trong những hoàn cảnh bi đát của cuộc đời, người còn khóc được là người may mắn.

  1. Uống nước để chống táo bón

Có hai nguyên nhân chính dẫn đến táo bón: một là cơ thể bị thiếu nước, hai là ruột và các cơ quan khác không có khả năng bài tiết. Trước hết cần tìm ra nguyên nhân và uống nhiều nước hơn hàng ngày. Người bị táo bón cần uống nước ngụm lớn và nuốt nhanh hơn, để nước có thể đến ruột kết càng sớm càng tốt, kích thích nhu động ruột và thúc đẩy nhu động ruột. Nhớ đừng uống thành từng ngụm nhỏ kẻo nước chảy chậm, nước dễ ngấm vào dạ dày dẫn đến tiểu ra máu.

  1. Buồn nôn, nôn mửa uống nước muối

Khi chúng ta ăn phải đồ ăn không tốt sẽ xuất hiện hiện tượng nôn mửa, lúc này bạn nên chuẩn bị một cốc nước muối nhạt, uống một miếng lớn để cơ thể nôn hết các thứ độc ra ngoài. Sau khi nôn sạch, bạn có thể súc miệng bằng nước muối, có tác dụng kháng viêm đơn giản. Ngoài ra, nước muối nhạt cũng là một phương pháp khắc phục tốt cho tình trạng mất nước sau khi bị nôn mửa nghiêm trọng.

  1. Sau bữa ăn khoảng tiếng rưỡi nên uống nước

Trong cơ thể con người, nhiều phản ứng hóa học được thực hiện với nước làm môi trường. Chức năng tiêu hóa và nội tiết của cơ thể cần phải có nước, các chất độc hại trong chất chuyển hóa phải được đào thải theo nước, uống nước hợp lý mới tránh được rối loạn tiêu hóa. Bạn có thể uống một ít nước nửa tiếng sau khi ăn để tăng cường sức khỏe và giúp bạn giữ dáng.

  1. Người bị sốt nên uống nhiều nước

khi bị sốt, cơ thể có phản ứng tự hạ nhiệt, sau đó sẽ có hiện tượng vã mồ hôi, khó thở, da khô nóng, nước trong cơ thể bốc hơi để đẩy nhanh hiệu suất trao đổi chất, vậy nên sau đó bạn cần bổ sung nhiều nước, cơ thể cũng sẽ có phản ứng khát. Uống nhiều nước hơn không chỉ thúc đẩy bài tiết mồ hôi và tiểu tiện mà còn giúp điều hòa nhiệt độ cơ thể và thúc đẩy sự bài tiết nhanh chóng của vi khuẩn và vi rút trong cơ thể.

Công thức tính lượng nước cần bổ sung cho cơ thể mỗi ngày

Lượng nước cần bổ sung cho cơ thể mỗi ngày phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như cân nặng, tình trạng sức khỏe, thời tiết, mức độ hoạt động…

Trong điều kiện bình thường, không hoạt động mạnh, không hoạt động ngoài trời, không ngồi điều hòa quá lâu thì bạn có thể tính lượng nước cần uống hằng ngày bằng cách lấy cân nặng của mình (tính theo lb) chia đôi. Nếu muốn tính trực tiếp bằng các đơn vị quen thuộc là kg và lít thì bạn có thể áp dụng ngay công thức sau:

Lượng nước uống (lít) = [Cân nặng (kg) x 2,205] x 0,5 : 33,8

Theo công thức này ví dụ, nếu bạn nặng 50kg thì lượng nước bạn cần uống mỗi ngày sẽ là khoảng 1,6 lít.

Trong thường hợp bạn có tập luyện thể dục thể thao thì ngoài lượng nước cần uống theo công thức trên, bạn sẽ cần bổ sung thêm 12 oz nước (tương đương khoảng 0,35 lít nước) cho mỗi 30 phút luyện tập. Như vậy, bạn có thể dễ dàng tính lượng nước cần bổ sung thêm theo thời gian luyện tập bằng công thức sau:

Lượng nước cần bổ sung thêm (lít) = [Số phút luyện tập : 30] x 12 : 33,8

Theo công thức này, chẳng hạn bạn tập thể dục thể thao 60 phút mỗi ngày thì lượng nước bạn cần bổ sung thêm cho cơ thể sẽ là khoảng 0,7 lít.

Như vậy, ví dụ bạn nặng 50kg, hằng ngày có luyện tập thể thao khoảng 60 phút thì tổng lượng nước bạn cần uống trong ngày sẽ là khoảng 2,3 lít.

Trong trường hợp bạn đang mang thai hoặc cho con bú, ngoài lượng nước cần uống theo cân nặng, bạn sẽ cần bổ sung thêm khoảng 0,7 – 0,9 lít nước tùy theo nhu cầu của mình.

Ngoài ra, bạn cũng lưu ý thêm là trong những ngày trời nóng, những ngày trời ẩm ướt hoặc những ngày trời khô hanh hoặc trong trường hợp bạn bị sốt, nôn, tiêu chảy thì cơ thể sẽ bị mất nước nhiều hơn nên bạn cũng sẽ phải uống nhiều nước hơn tùy theo nhu cầu của mình hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Biên tập: Thiên Hà

Nguồn: kannewyork