Sức Khỏe

Uống rượu, rốt cuộc là dưỡng sinh hay là hại thân? 5 sự thật cần lưu ý khi uống rượu

By Đăng Dũng

November 01, 2021

Vào dịp năm mới hay trong một bữa tiệc gặp mặt bạn bè, rượu đã trở thành một công cụ mạnh mẽ để điều chỉnh bầu không khí.

Mặc dù uống rượu thường xuyên, nhưng những người thực sự “hiểu” về uống rượu thì rất ít, chẳng hạn như rượu vang đỏ, rượu trắng, rượu thuốc, bia, loại nào là tốt? Uống rượu mỗi ngày rốt cuộc là dưỡng sinh hay hại thân? Bị bệnh gút, viêm khớp, có thể uống rượu hay không, v.v. Những sự thật về rượu, các bác sĩ sẽ trả lời cho bạn những câu hỏi này!

Thứ nhất, uống rượu rốt cuộc là dưỡng sinh hay hại thân?

Trong những năm gần đây, nhiều người nói rằng uống rượu có thể có lợi cho sức khỏe, chẳng hạn như rượu vang đỏ có thể làm mềm mạch máu, rượu thuốc có thể tăng cường sức khỏe. Những câu nói này đã đánh lừa rất nhiều người dân. Theo nghiên cứu lâm sàng, uống rượu thực sự không thể dưỡng sinh, chỉ có thể “hại thân”!

Ngay từ năm 2018, một nghiên cứu về uống rượu đã được công bố trên tạp chí y khoa hàng đầu thế giới The Lancet: uống một lượng nhỏ cũng có thể gây hại cho sức khỏe! Nghiện rượu, hậu quả thậm chí còn tồi tệ hơn!

Thứ hai, rượu vang đỏ, rượu trắng, rượu thuốc, bia … cái nào tốt?

Rượu có rất nhiều loại, và trên thị trường có những lời ngụy biện riêng về tác dụng của từng loại rượu, nhưng rượu ngon đến đâu thì chỉ có một câu trả lời! Đó là uống rượu và làm tổn thương cơ thể!

Vì dù là loại rượu nào đi chăng nữa thì nó cũng không thể tách rời thành phần cốt lõi là Ethanol ! Rượu bia được Tổ chức Y tế Thế giới liệt vào danh sách rõ ràng là chất gây ung thư bậc 1, có thể nói là lợi bất cập hại.

Nếu bạn chọn loại tốt nhất trong số nhiều loại, nó phải là loại có nồng độ cồn thấp nhất!

Thứ ba, uống rượu mặt đỏ lên có nghĩa là tửu lượng tốt?

Uống rượu mà mặt đỏ lên là cơ thể đang nhanh chóng phân hủy rượu, nghĩa là tửu lượng tốt chăng? Nhiều người nghĩ như vậy, nhưng chắc chắn, ý nghĩ này là sai! Uống rượu mà đỏ mặt là một biểu hiện không thích hợp để uống rượu.

Lý do đỏ mặt sau khi uống rượu là do một chất có hại gọi là acetaldehyde được sinh ra trong quá trình dị hóa rượu, chất này không thể phân hủy hiệu quả trong cơ thể, khiến mạch máu giãn ra và cuối cùng gây ra hiện tượng đỏ mặt.

Thứ tư, uống bao nhiêu mỗi ngày sẽ không làm tổn thương cơ thể?

Về chuyện uống rượu mà nói, không có chuyện “không hại thân”, cũng không có nói uống bao nhiêu sẽ không làm tổn thương thân thể, nếu như nhất định phải uống, nên tận lực uống ít nhất.

Vậy tiêu chuẩn uống càng ít càng tốt là như thế nào? Đối với một người lớn khỏe mạnh, khoảng 1-2 đơn vị rượu mỗi ngày, phụ nữ không quá một đơn vị rượu. (một đơn vị tương đương với 335ml bia, 148ml rượu vang, 44ml rượu trắng)

Thứ năm, bệnh gút, viêm khớp có thể uống rượu không?

Bệnh nhân gút rốt cuộc có thể uống rượu hay không, cũng có nhiều lối nghĩ, có người nói không thể uống, cũng có không ít người nói uống rượu có thể thông kinh mạch, thúc đẩy tuần hoàn máu, rất tốt cho việc thuyên giảm bệnh gút, vậy sự thật là gì?

Một lượng lớn tài liệu y khoa cho thấy rằng uống rượu làm tăng axit uric máu, làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút. Đối với người bị viêm khớp, nó cũng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm. Vì vậy, chúng tôi khuyên rằng bệnh nhân bị bệnh gút, viêm khớp, tốt nhất là không uống rượu, nếu thực sự thèm rượu, phải được đảm bảo không uống quá 3/4 đơn vị rượu (33ml rượu trắng), để tránh làm bệnh trầm trọng thêm.

Uống rượu ít thì vui, uống rượu nhiều thì làm tổn thương cơ thể! tôi hy vọng tất cả mọi người càng ít rượu càng tốt, duy trì sức khỏe tốt là điều quan trọng nhất!

Thảo Nguyên biên dịch

Nguồn: Aboluawang