Từ xa xưa ông bà ta đã có câu: “Nhìn mặt mà bắt hình dong” để nói lên sự hiểu biết tính cách của một người thông qua dáng vẻ bên ngoài. Nhiều người cho rằng đó là những cái nhìn phiến diện, tuy nhiên theo cơ sở khoa học đã được nghiên cứu, những đánh giá ban đầu thông qua ngoại hình này có thể lại khá chính xác.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những người gần nhất và thân yêu nhất hoặc những chuyên gia thường nhìn thấy và hiểu chúng ta tốt hơn bản thân chúng ta nhìn thấy và hiểu biết về chính mình.
Như nhà tâm lý học Simine Vazire của Đại học California, Davis, đã chỉ ra, hai điều kiện đặc biệt có thể cho phép người khác nhận ra chúng ta thực sự là ai một cách dễ dàng nhất:
Thứ nhất, khi họ có thể ‘đọc’ một đặc điểm từ những đặc điểm tướng mạo bên ngoài của bạn. Những người nghiên cứu về khoa học nhân tướng học thường có khả năng đọc những thông tin từ tướng mạo bên ngoài của bạn, Ví dụ: Nếu một người có đôi mắt có nhiều tia máu đỏ, thì người đó được cho là người độc ác, hay người có đôi mắt nhỏ như mắt lươn thì là người nhỏ nhen, ti tiện, người đàn ông có giọng nói trong trẻo trầm hùng được coi là người quý tướng, người nói chẳng ra hơi, nói trước quên sau là người ngu muội vv…
Thứ hai, khi một đặc điểm có giá trị xấu hoặc tốt rõ ràng; Ví dụ, trí thông minh và sự sáng tạo rõ ràng là đáng mơ ước và dễ dàng nhận ra từ một người; tính không trung thực và vị kỷ thì không. Những đánh giá của chúng ta về bản thân khớp nhất với những đánh giá của những người khác khi có những đặc điểm trung.
Những đặc điểm mà người khác thường dễ đọc nhất là những đặc điểm ảnh hưởng mạnh đến hành vi của chúng ta. Ví dụ, những người tự nhiên hòa đồng thường thích nói chuyện và tìm kiếm bạn bè; sự bất an thường biểu hiện trong các hành vi như ngoáy tay hoặc lảng tránh ánh nhìn. Ngược lại, người hay nghiền ngẫm nói chung là người sống nội tâm.
Cổ nhân từng nói: Tâm sinh tướng, một người có nội tâm đẹp như hoa lá tất tướng mạo cũng bừng sáng khí sắc. Suy nghĩ những điều thiện lương sẽ làm tướng mạo ngày càng xinh đẹp hơn
“Tướng tùy tâm sinh”, bề ngoài của một người sẽ thuận theo những suy nghĩ và lời nói của người đó mà dần dần cải biến. Hãy luôn nhớ đến những điều thiện và hành xử cho ngay chính, như vậy tướng mạo mới có thể càng ngày càng đoan chính, lương thiện.
Chúng ta thường hành động không đúng đối với người khác bởi vì chúng ta không nhìn thấy nét mặt, cử chỉ và ngôn ngữ cơ thể của chính mình.
Tôi hầu như không nhận thức được rằng đôi mắt nhấp nháy của mình biểu hiện sự căng thẳng hay sự suy sụp khi có thứ gì đó đè nặng lên tôi. Bởi vì rất khó để quan sát bản thân, chúng ta phải dựa vào sự quan sát của người khác, đặc biệt là những người biết rõ về chúng ta. Thật khó để biết chúng ta là ai trừ khi người khác cho chúng ta biết chúng ta ảnh hưởng đến họ như thế nào.
Trong binh pháp Tôn Tử có câu nói nổi tiếng: Biết mình biết người trăm trận trăm thắng.
Con người chúng ta thường hay nhìn vào những khuyết điểm của người khác mà không nhìn vào chính bản thân mình, rất hiếm người nói về những yếu kém của mình. Người nào dám nhìn thẳng vào chính bản thân mình, nhận ra những hạn chế và yếu kém của bản thân, người đó đã là người sáng suốt, bởi vì khi đã hiểu được những hạn chế, thiếu sót của bản thân, thì mới có thể khắc phục sửa chữa, từ đó hoàn thiện bản thân mình, hướng tới thành công và những điều tốt đẹp hơn.
Thiên Hà biên tập