Vị quan thanh liêm đã không màng đến sự sống chết của bản thân mà đã giúp đỡ một cao tăng bị án oan, cuối cùng được Thần linh bảo hộ cứu giúp khỏi kiếp nạn.
Vị cao tăng gặp nạn
Trong thời kỳ Võ Tắc Thiên của nhà Đường, Tịnh Mẫn, một nhà sư của chùa Lộc Tuyền ở Hàng Châu là người tuân thủ nghiêm ngặt giới luật và có đạo đức cao thượng.
Không ngờ, vì điều này khiến nhiều nhà sư tham lam, lười biếng trong chùa đều cảm thấy đố kỵ, họ nghĩ người này tu khổ hạnh như vậy thì làm sao nổi danh được, tu như vậy thì làm sao các hòa thượng trong chùa có thể theo được.
Dưới sự đố kỵ như vậy, họ quyết định loại bỏ Tịnh Mẫn, họ muốn ông mất hết uy tín, danh dự để giải tỏa mối hận thù trong lòng. “Trong vạn cái ác thì tà dâm đứng đầu”, vi phạm giới luật là vết nhơ lớn nhất đối với người xuất gia.
Nhóm hòa thượng xấu xa kia biết rõ điều này nên đã tỉ mỉ tìm cách tạo nên những “vật chứng” để kết tội Tịnh Mẫn: Họ bí mật giấu một bức tranh trong tủ đựng sách kinh của Tịnh Mẫn, và cố tình khóa tủ thật chặt. Bức tranh vẽ hình một người phụ nữ xinh đẹp đang ngồi trên gác cao với đôi mắt đa tình đang nhìn xuống dưới.
Còn phía dưới Hòa Thượng Tịnh Mẫn đang liếc mắt đưa tình, giương cung bắn về hướng cô gái. Điều này ẩn ý là hòa thượng Tịnh Mẫn đang gửi thư tình cho cô gái
Sau đó, nhóm hòa thượng xấu ngụy tạo “bằng chứng” đã xúi giục một đồ đệ bất tài, vô lương tâm đến kinh thành tố giác Tịnh Mẫn với Võ Tắc Thiên.
Người đệ tử này tự nhận là người thân nhất với Tịnh Mẫn và có thể tiết lộ những “bí mật” của Tịnh Mẫn, kẻ đã “gian dâm với phụ nữ dưới vỏ bọc của một cao tăng”.
Vị quan thanh liêm cứu vị cao tăng thoát khỏi tù ngục
Sau khi nhận được “tin báo”, Võ Tắc Thiên đã rất tức giận và ngay lập tức bắt Tịnh Mẫn tống vào tù, đồng thời ra lệnh cho Ngự Sử Bùi Hoài Cổ chịu trách nhiệm về vụ án.
Sau khi điều tra về vụ án, Bùi Hoài Cổ nhận thấy Tịnh Mẫn đã bị oan, bị người khác đặt điều, do đó Bùi Hoài Cổ ngay lập tức thả Tịnh Mẫn, và lần lượt trừng phạt những hòa thượng đã cố tình đặt điều cho hòa thượng Tĩnh Mẫn.
Võ Tắc Thiên sau khi nghe được phán quyết của Bùi Hoài Cổ thì vô cùng tức giận, bà ấy không ngờ rằng bản án hoàn toàn khác với những suy đoán trước đó của bà. Võ Tắc Thiên đã nghiêm nghị trách cứ Bùi Hoài Cổ là chấp pháp bất công, buông tha cho tội phạm; lệnh cho vệ sĩ giam ông vào ngục để trị tội.
Khi bị giam Bùi Hoài Cổ vẫn khẳng định sẽ không thay đổi phán quyết.
Lý Chiêu Đức đứng bên cạnh thấy thương cho Bùi Hoài Cổ liền nói: “Thừa tướng cho rằng việc xử án của Bùi Hoài Cổ chắc là do bất cẩn, xin Bệ hạ hãy ra lệnh cho Bùi Hoài Cổ xử lại vụ án”.
Bùi Hoài Cổ giận dữ ngay lập tức kêu lên: “Luật pháp do bệ hạ ban hành không phân biệt giữa thân thích và người thường dân, ai ai cùng nên tuân theo. Tại sao bệ hạ lại muốn hạ thần kết án người vô tội, nếu Tịnh Mẫn thật sự vi phạm pháp luật, thì thần lại có lý do gì mà không xử tội ông ta?
Hạ thần chỉ thi hành đúng pháp luật, để không xử án oan cho người tốt, không lạm dụng pháp luật bừa bãi. Cho dù điều này có khiến bản thân mất đầu, thì hạ thần cũng sẽ không hối hận!”.
Võ Tắc Thiên lúc này đã hiểu ra, liền tha cho Bùi Hoài Cổ.
Trong giấc mơ, Bùi Hoài Cổ được Thần linh che chở, tránh khỏi tai họa
Bùi Hoài Cổ sau đó làm phó sứ của Diêm Chi Vi, đã cử ông đi đến sứ Đột Quyết để kết giao hòa hiếu, nhưng không ngờ khi đến sứ Đột Quyết thì ông bị xứ này bắt cóc, họ đã cho ông một chức quan nhỏ và muốn ông đầu hàng.
Bùi Hoài Cổ không chịu đầu hàng và nói: “Chỉ vì được sống mà bán đứng lương tâm, ta thà chết để giữ tấm lòng trung thành. Xin hãy chặt đầu ta ngay bây giờ”. Do đó sứ Đột Quyết đã bắt Bùi Hoài Cổ giam vào trong ngục.
Khi quân Đột Quyết tiến xuống phía nam để xâm chiếm Triệu Châu và Định Châu, Bùi Hoài Cổ đã nhân cơ hội này trốn thoát. Tuy nhiên, Bùi Hoài Cổ đã ở tù quá lâu, thân thể mệt mỏi, cơ thể suy kiệt không thể cưỡi được ngựa, cứ lần theo đường bộ mà đi, nhưng cứ như thế này mãi thì đội quân của Đột Quyết sẽ đuổi kịp, lúc này Bùi Hoài Cổ liền cung kính hướng lên trời cầu nguyện, chỉ mong mình có thể được chết ở phía Nam của Đại Đường, sau đó mệt quá ông đã gục xuống đất.
Trong lúc mơ Bùi Hoài Cổ mơ thấy một hòa thượng trông như hòa thượng Tịnh Mẫn chỉ đường cho ông: “Ông có thể đi trên con đường này”. Sau khi tỉnh dậy, Bùi Hoài Cổ đã đi theo hướng đường được chỉ ở trong mộng để đi, chính vì thế đã tránh được con đường lớn mà quân lính đuổi theo, sau những ngày vất vả, đói khát thì cuối cùng Bùi Hoài Cổ đã đến được biên giới Tân Châu.
Khi đó, thống đốc Võ Trọng Quy người cai quản vùng biên giới, là người rất ác, ông ấy có thể lấy mạng người không thương tiếc, không kể tội danh để báo lên cấp trên khen thưởng, đã gây ra không ít những vụ án oan.
Khi đội tuần tra nhìn thấy Bùi Hoài Cổ đến thì vội vàng bắt ngay. Khi mạng sống của Bùi Hoài Cổ chỉ còn là “ngàn cân treo sợi tóc”, một người lính đột nhiên kêu lên: “Đây không phải là Ngự sử Bùi Hoài Cổ sao?” nhờ vậy mà Bùi Hoài Cổ đã có thể trở về Đại Đường một cách an toàn.
Bùi Hoài Cổ lần lượt thoát khỏi những thảm họa, mọi người tin rằng đó là do Bùi Hoài Cổ tuân theo đạo lý, giải oan cho hòa thượng Tịnh Mẫn nên được Thần linh bảo hộ.
(Theo “Sách Cổ Đường • Tập Một Trăm Chín Mươi”)
Đăng Dũng biên tập
Nguồn: Secretchina