Giáo dục Đức. Nguồn ảnh: avt.edu.vn

Dạy Con Thông Thái

Vì sao người Đức chiếm 50% giải Nobel

By Đăng Dũng

August 16, 2021

Có nhiều nhà nghiên cứu đã sang nước Đức tìm hiểu vì sao nước Đức có nhiều nhà khoa học xuất chúng, tỷ lệ được giải nobel của người Đức cao nhất thế giới? sau nhiều năm tìm hiểu họ nhận thấy bí mật nằm trong hiến pháp Đức “Cấm giáo dục mầm non”.

1. Hiến pháp của Đức cấm giáo dục trước tuổi đi học

Chị Sandra đến từ Cologne có viết rằng: “Năm nay con trai tôi lên 7 tuổi nên tôi đã đề xuất với cô giáo là có thể dạy thêm cho con mình một số kiến thức đặc biệt hơn không. Vì khi cháu 5, 6 tuổi, tôi cũng đã dạy cháu học đọc, học viết và làm toán một cách cơ bản rồi. Nhưng tôi rất ngạc nhiên khi thấy cô giáo phản đối và nói tôi nên giữ con mình giống như những đứa trẻ cùng tuổi.

Một tuần sau tôi lại đến gặp cô giáo và mang theo giấy chứng nhận IQ trước tuổi của con mình, hy vọng cô ấy hiểu những gì tôi muốn nói và đồng ý dạy thằng bé. Nhưng lần này, cô ấy lại nhìn tôi với một ánh mắt khó hiểu hơn lần trước, giống như tôi vốn không thuộc hành tinh này vậy.

Cô giáo giải thích thêm rằng: “Khai thác trí lực của trẻ một cách quá mức, hoàn toàn không phải là một việc tốt. Người lớn cần phải giữ lại không gian cho trí tưởng tượng của bọn trẻ được bay bổng. Việc nhét đầy kiến thức vào đầu chúng chỉ khiến não bọn trẻ dần trở thành ổ cứng máy tính, rồi sẽ đến ngày, bộ não của trẻ không khác gì ổ lưu trữ, chúng không còn muốn chủ động suy nghĩ hay tưởng tượng nữa”.

Nhìn thấy ánh mắt năn nỉ của tôi, cô giáo đổi giọng an ủi nói: “Chị cứ yên tâm, hãy để cháu vui chơi thỏa thích. Bọn trẻ vừa học vừa chơi ấy mà. Giờ cháu còn nhỏ, chị có lo lắng nhiều hơn thì cũng chỉ là điều vô ích mà thôi!”.

Dù vậy, tôi vẫn không hiểu nổi và không thể tin được vì sao chính phủ Đức lại không cho trẻ học trước tuổi. Từ trước đến nay, tôi vẫn nghĩ là con càng học được nhiều thì đến khi đi học chính thức, con không bị bỡ ngỡ hay shock. Thế nên, tôi muốn làm rõ ngọn ngành câu chuyện này và đã tìm đến lời khuyên của một số chuyên gia giáo dục của Đức. Thật kì lạ, họ khuyên tôi đọc quyển Hiến pháp của nước Đức.

Thông qua các bộ luật của quốc gia, chính phủ Đức cấm khai thác trí lực của trẻ quá sớm. Với phương châm “Hãy để lại nhiều không gian hơn cho trí tưởng tượng của trẻ có thể bay bổng vì bẩm sinh chúng đã thích chơi đùa. Cho nên, chúng ta phải làm những việc phù hợp với bản tính của trẻ, chứ không nên làm trái với quy luật trưởng thành của trẻ”.

Thông qua sự can thiệp của nhà nước, không cho phép trẻ phát triển trí tuệ sớm, tránh biến não trẻ thành đĩa cứng, tạo thêm không gian tưởng tượng cho não trẻ.

“Nhiệm vụ duy nhất” của trẻ em trước khi học tiểu học là lớn lên một cách hạnh phúc.

2. Không nên khai thác quá mức trí thông minh của trẻ

Việc trí thông minh của trẻ bị khai thác quá mức (phát triển sớm) không phải là điều tốt, vì cần chừa chỗ cho trí tưởng tượng trong não của trẻ. Quá nhiều kiến ​​thức (lấp đầy) sẽ khiến não của trẻ trở thành như đĩa cứng của máy tính, nếu cứ tiếp tục như vậy, não của trẻ sẽ dần trở thành thiết bị lưu trữ và không chủ động suy nghĩ.

“Luật cơ bản” (Hiến pháp) của Cộng hòa Liên bang Đức. Điều 7 khoản 6 quy định rõ “Cấm thành lập trường học trước điều kiện”.

Nếu cần phải “giáo dục” trẻ trước khi đến trường, thì trọng tâm của “giáo dục” chỉ là ba khía cạnh:

1.1 Kiến thức xã hội cơ bản. Ví dụ như không được phép dùng bạo lực, không được nói to, v.v.

1.2. Khả năng thực hành của trẻ. Trong giai đoạn mẫu giáo, trẻ sẽ được tham gia vào việc tự tay làm theo sở thích của mình, và để trẻ chủ động làm những việc cụ thể ngay từ khi còn nhỏ.

1.3. Bồi dưỡng tình cảm của trẻ em, nuôi dưỡng trí tuệ cảm xúc, và trau dồi khả năng lãnh đạo.

Có một quốc gia cũng có quy đình tương tự, đó là luật pháp Hungary quy định nghiêm cấm việc dạy trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo học viết, đọc và tính toán.

Giáo dục Đức: Cho trẻ thoái mái vui chơi khi ở mầm non. Nguồn ảnh: unterlamm

3. Giáo dục mầm non phá hủy trí tưởng tượng

Trái ngược với châu Âu, trẻ em Việt Nam về cơ bản đã hoàn thành kiến ​​thức của lớp 1 tiểu học khi học mẫu giáo. Bởi vì các phụ huynh lo lắng rằng con mình sẽ không bắt kịp các bạn khi vào lớp 1. Trên thực tế, những lo lắng như vậy là không cần thiết.

Người châu Âu nói chung tin rằng trẻ em có quy luật tăng trưởng của riêng chúng, và chúng phải làm những việc tương ứng ở giai đoạn tương ứng.

Nhìn bề ngoài, việc dạy trước kiến thức tiểu học cho trẻ mầm non sẽ làm cho trẻ có kiến thức vững chắc khi vào lớp 1, nhưng trí tưởng tượng và khả năng tư duy của các em đã bị hủy hoại, điều này đã tạo ra cho trẻ em thói quen thụ động tiếp nhận kiến ​​thức và không chủ động suy nghĩ.

Chúng ta hãy tập trung vào những thành tựu của nền giáo dục Đức:

Từ khi có giải Nobel đến nay, người Đức chiếm gần nửa số người đoạt giải. Nói cách khác, 82 triệu người Đức lại giành được một nửa giải Nobel, còn hơn 6 tỷ người còn lại trên Trái đất chỉ đạt được một nửa còn lại. Đây có phải là một vấn đề của chủng tộc? Tôi nghĩ rằng nó không đơn giản như vậy.

Hãy cùng chúng tôi kiểm tra lại nền giáo dục ở Đức và xem cách làm của họ có đáng để chúng ta tham khảo không?

2.1. Giáo dục mầm non của Đức không phân lớp lớn nhỏ, tất cả các độ tuổi đều học cùng nhau.​ 2.2. Trường học của Đức đều chỉ áp dụng chương trình học nửa ngày. Buổi chiều trẻ không có bài tập về nhà, chỉ có các hoạt động ngoại khóa.

2.3. Tới lớp 3 trẻ em Đức mới bắt đầu học tiếng Anh.

2.4. Bậc tiểu học của Đức chỉ có 4 năm. Sau đó sẽ căn cứ vào giới thiệu của thầy cô, trẻ sẽ lên lớp và học những chuyên môn khác nhau theo sở trường của mình. Tuy tỷ lệ đỗ đại học ở Đức không cao như ở Việt Nam nhưng người Đức coi trọng những khóa học thực tiễn. Tiến độ môn toán học trừu tượng trong chương trình học của họ ít nhất là chậm 2 năm so với Việt Nam. Khi ra trường khả năng làm việc và ứng dụng của sinh viên ra trường nước Đức lại vượt xa so với sinh viên Việt Nam.

​Vì sao người Đức lại chiếm một nửa giải Nobel của thế giới? Đáp án chính là: Đừng khai thác trí lực của trẻ khi còn quá sớm.

Thiên Hà biên tập

Nguồn: Tổng hợp