Ảnh: Tansinh

Văn Hóa

Vì sao nói: Thân thể con người được cấu thành từ “Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín”?

By Lan Hòa

September 02, 2021

Khổng Tử đề ra “Nhân, lễ, nghĩa, trí, tín”, đều có mối quan hệ đối ứng lên thân thể chúng ta. 

Ngũ hành đối ứng với “Nhân, lễ, nghĩa, trí, tín”

Trong tư tưởng Trung Dung của Khổng Tử đề cập tới “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín”, đều có mối quan hệ mật thiết với thân thể của chúng ta:

Nhân: Thuộc mộc, đối ứng với gan;

Nghĩa: Thuộc kim, đối ứng với phổi;

Lễ: Thuộc hỏa, đối ứng với tim, máu;

Trí: Thuộc thủy, đối ứng với thận;

Tín: Thuộc thổ, đối ứng với tỳ (lá lách), dạ dày.

Trung y giảng: Con người có thể sống trên đời là dựa vào tiên thiên chi bản – thận, hậu thiên chi bản – tỳ vị.

Thận là nguồn gốc tiên thiên của sự sống, vì thế không thể dùng thuốc để bồi bổ, chỉ có thể dùng tiết chế sắc dục, thủ đức tu thân mà điều dưỡng. Cho nên thận là cần phải dưỡng chứ không phải tu bổ. Xã hội hiện đại ngày nay, nhiều người tham dục háo sắc, dùng thuốc bổ thận bồi dưỡng thì chính là bỏ gốc lấy ngọn, càng tu bổ càng giảm đi.

Tỳ vị là gốc của hậu thiên, là nguồn sinh hóa của khí huyết. Lục phủ ngũ tạng của cơ thể, tứ chi trăm khớp đều phải nhờ tỳ vị cung cấp chất dinh dưỡng mới có thể duy trì được quá trình sinh lý bình thường.

Vì vậy, con người tại phương diện dục vọng nếu không tiết chế mà lại phóng túng, thì sẽ gây thương tổn đến “tiên thiên chi bản – thận”, khi thận (thuộc thủy) thiếu hụt nước thì lá gan (thuộc mộc) sẽ chết héo và tất cả cơ quan tạng phủ của người đều suy kiệt.

Đối với người không hề “Tín Nghĩa” mà nói, về sau “hậu thiên chi bản” là tỳ vị của người này bị tổn thương trầm trọng, nếu như “tiên thiên chi bản” cùng lúc đó cũng mất đi thì tính mạng người này hẳn sẽ không thể tồn tại lâu được.

Người nếu không có tín thì ắt không có nghĩa, nói chi tới lòng biết ơn? Khi ấy, họ sẽ đề phòng lẫn nhau mà dẫn tới việc coi nhau như kẻ thù, quan hệ trở nên căng thẳng. Vậy nên mới nói: Tín là xây dựng nhịp cầu hữu nghị giữa người với người, là cơ sở để mọi người chung sống chân thành với nhau.

Từ lý luận trên về thân thể người, kỳ thực hoàn cảnh bên ngoài và tất cả tầng không gian đều có phản ánh đối với thân thể người. Suy rộng ra, ngay cả với một quốc gia, nếu dâm loạn khắp nơi, không tín nghĩa, vô đạo đức, tất nhiên đất nước đó sẽ gặp thiên tai không ngừng, trăm họ lầm than và tất sẽ đi đến suy vong.

Ba nghìn dặm không mất tín

Có một câu chuyện có tên là “Ba nghìn dặm không mất tín”, kể rằng có hai người bạn gặp nhau lần đầu tiên vào mùa xuân, trước khi chia tay, chủ nhân mời bạn mùa xuân sau lại đến. Người bạn kia đồng ý, hẹn vào Trung thu sẽ tới cùng ngắm trăng.

Tết Trung thu đã đến, chủ nhân mang rượu và thức ăn ra sau hoa viên, không ăn không uống mà kiên trì chờ bạn đến. Vào lúc gần tới canh 3, người bạn kia quả nhiên đi vào hoa viên, đứng ngoài cửa hỏi: “Hiện tại chưa qua canh 3 nên vẫn đang là ngày rằm chứ?”

Chủ nhân trả lời bạn: “Chưa qua, chưa qua, đương nhiên xem như rằm tháng tám rồi. Tôi biết rõ ngài nhất định sẽ đến đây, bởi vì ngài chưa bao giờ thất tín với tôi. Xin mời, mau vào cùng ta uống rượu ngắm trăng”.

Chủ nhân nói xong tiến tới cổng của hoa viên mời bạn.

Người bạn vội nói: “Xin ngài dừng bước! Vì gặp chuyện đặc biệt nên ta không thể gặp ngài đúng hẹn. Ta từng nghe người khác nói, con người mà bỏ đi thân thể, linh hồn trong tích tắc có thể đi ngàn dặm đường. Ta ước chừng tới đây từ khoảng cách ba nghìn dặm, lại cần phải đến trước canh 3 (ngày rằm tháng 8), vậy nên vào canh hai trước ta đã tự mình bỏ đi thân thể. Giờ ta tới đây rồi, xem ra lời ấy cũng không phải giả, quả đúng là thế, nhưng ta với ngài giờ đã là Âm Dương cách biệt rồi, dù sao ta đã giữ lời hứa với ngài”.

Người bạn trong câu chuyện này đã đặt chữ tín ở vị trí trọng yếu nhất, vượt qua cả tính mạng của mình.

Lời hứa đáng giá ngàn vàng

Theo sử kí “Quý bố loan bố liệt truyện” có ghi chép lại rằng: “Được trăm cân vàng, không bằng được một lời hứa của ông Quý Bố”. (Quý Bố là người nước Sở. Ông làm việc gì cũng tới nơi tới chốn, bất kể gian truân, trọng nghĩa khinh tài, rất có tên tuổi ở nước Sở).

Người đời sau nói: “Lời hứa đáng giá ngàn vàng“, đều ý chỉ lời hứa có giá trị vô cùng to lớn.

Người xưa khi nói hay dùng từ “tín nghĩa”, vì lời đã nói ra của mình mà có thể đánh đổi cả mạng sống. Ngày nay, thực tế chữ “tín nghĩa” đều ghi thành “danh dự”, “uy tín” và “tín nghĩa”, chỉ khác nhau một chữ, nhưng ý nghĩa thì chênh lệch ngàn dặm, đa số chỉ để thỏa mãn chính mình mà không hề nói tới đạo nghĩa. Cũng thế mà, phần đông người ngày nay, chưa già mà bệnh tật đã đầy thân.

 

Lan Hòa tổng hợp