Dân gian thường nói rằng, tu trăm năm mới chung một chuyến thuyền, tu nghìn năm mới nên duyên vợ chồng, vợ chồng gặp nhau bởi chữ duyên, gắn kết đời nhau bởi chữ nợ, trân quý cơ duyên này cũng chính là trân quý bản thân mình vậy.
Chúng ta cũng thường hay nghe thấy câu nói rằng: Vợ chồng là duyên số, không duyên không tụ hợp, không nợ không đến. Vợ chồng và con cái, đều có một mối quan hệ nhân duyên tạo nên sự tương ngộ giữa họ. Khi bạn phiền não hay đau khổ, bạn có nghĩ rằng đó đều là do nhân duyên thúc đẩy tạo nên?.
Trong kinh Phật có nói: người đàn ông và phụ nữ làm gì ở thế giới này là do nhân duyên mà đến. Hai người không có duyên thì sẽ không đến được với nhau, không có nợ thì sẽ không đến cùng với nhau. Làm phụ nữ, hầu hết đều có phần oán trách chồng, trường hợp không oán trách chồng chút nào là rất ít. Người đàn ông có thể nói: Vợ tôi trách tôi, tôi thậm chí còn không biết. Thông thường, khi yêu càng nhiều thì hận sẽ càng nhiều.
Có một câu chuyện được ghi chép lại trong cuốn “Duyệt vi thảo đường bút ký” của tác giả Kỷ Hiểu Lam kể lại rằng: Ngày xưa ở đất Thương Châu có hai vợ chồng vị quan lại trẻ tuổi nhưng sống không hòa thuận, hạnh phúc. Sau một thời gian không hòa thuận kéo dài, người vợ trong lòng buồn chán và sinh bệnh. Hơn nữa, tính khi của người vợ lại rất kỳ quái, ngang bướng khiến cho tình cảm vợ chồng ngày càng đi xuống.
Một hôm, có một vị ni cô đức hạnh đi qua Thương Châu. Người vợ kia liền đến gặp bái kiến vị ni cô và hỏi: “Thưa ni cô! Xin hỏi bà, mối quan hệ giữa vợ và chồng là có nhân quả không? Vì sao cuộc sống vợ chồng tôi lại không được êm ấm, hòa thuận?”.
Vị ni cô từ tốn chậm rãi nói: “Tôi không phải quan lại dưới âm phủ, nên không thể nào tra xét sổ sách để biết nhân quả giữa hai vợ chồng thí chủ! Tôi lại càng không phải Bồ Tát, nên không thể nhìn được nhân quả trong quá khứ, hiện tại và tương lai của thí chủ. Nhưng mà đối với đạo lý nhân quả duyên phận, thì tôi ít nhiều có hiểu rõ, có thể giải thích được cho thí chủ”.
Nói rồi, vị ni cô lý giải cho người vợ kia rằng: Nhân duyên vợ chồng không có một đôi nào là vô duyên vô cớ mà kết hợp. Một số đôi vợ chồng là do ân tình từ kiếp trước mà kiếp này gặp nhau, cho nên cuộc sống cũng vui vẻ tốt đẹp. Một số khác lại là vì oán giận từ kiếp trước mà kiếp này gặp nhau nên cuộc sống của họ cũng phiền não, khổ đau, oán giận.
Cũng có những đôi vợ chồng là vì cả ân và oán mà kết hợp, khi đó họ sẽ có cơ hội để hoàn trả ân oán cho nhau. Mối quan hệ giữa vợ chồng trên thế gian này cơ bản là như vậy. Như lời thí chủ kể, thì mối quan hệ giữa vợ chồng thí chủ hẳn là vì nợ tiền duyên từ kiếp trước nên kiếp này gặp nhau. Đây là ông trời đã định sẵn, không phải theo ý muốn của con người. Theo Phật gia, trong quan hệ vợ chồng, dù kiếp này có kém thuận hòa, thì cũng là an bài để hoàn thành lương duyên từ kiếp trước…
Mặc dù nói: “Thiên định thắng nhân”, nhưng con người cũng có thể làm cải biến được. Cho nên, bên nhà Phật mới khuyên con người ta sám hối, ăn năn hối lỗi, tu sửa bản thân. Chỉ cần người làm vợ là thí chủ cố gắng từ bỏ tâm hiếu thắng, chế ngự sự cao ngạo, mọi việc phải lấy nhẫn nhịn làm trọng, không tranh giành với chồng thì tự nhiên mâu thuẫn sẽ giảm dần.
Trong gia đình, cố gắng làm tốt bổn phận của mình, hiểu thảo với cha mẹ đôi bên, hòa thuận với anh chị em, khoan dung với mọi người, chỉ để ý bản thân làm như nào thành người tốt, không so đo suy nghĩ người ta có tốt với mình hay không, nếu thí chủ làm được như vậy thì chắc chắn tình cảm hai vợ chồng thí chủ sẽ được cải biến.
Nếu như thí chủ đi truy hỏi nguyên nhân trong tiền kiếp thì cho dù có truy hỏi được rõ ràng, tỉ mỉ thì cũng có lợi ích gì đâu?”
Người vợ sau khi nghe xong lời khuyên của vị ni cô, liền không để tâm trách móc, tìm lỗi ở ai nữa mà cố gắng hành theo những lời khuyên của ni cô. Quả nhiên, một thời gian sau, tình cảm giữa hai vợ chồng họ đã có cải biến tốt lên.
Thay vì trách móc người khác, chúng ta chỉ cần chấp nhận, thông cảm và giúp đỡ người kia nhiều hơn. Có như vậy, bạn mới có thể hoàn trả lại những điều xấu mình đã từng làm, tìm được hạnh phúc thực sự và tránh được việc tạo thêm nợ nghiệp cho kiếp sau.
Một câu câu chuyện khác: Trước đây, có một thư sinh và một cô gái xinh đẹp đã hẹn ước ngày kết hôn. Nhưng đúng vào ngày mà hai người hẹn ước thì cô gái lại đi lấy người đàn ông khác.
Thư sinh vì chuyện này mà bị tổn thương ghê gớm, đau khổ ngày ngày rồi mắc bệnh nằm liệt giường.
Lúc đó, một vị hòa thượng đi vân du ngang qua gặp hoàn cảnh của thư sinh này. Vị hòa thượng lấy một chiếc gương và bảo thư sinh kia hãy nhìn vào trong đó.
Thư sinh này lập tức nhìn vào trong gương và thấy: Đầu tiên là một vùng biển rộng mênh mông mờ mịt hiện ra trước mắt anh ta.
Tiếp đến, trên bờ biển có xác một cô gái. Ngay lúc đó, là một người đi ngang qua, liếc mắt nhìn, lắc đầu và bỏ đi Sau đó, lại có một người nữa đi qua, cởi bộ quần áo ngoài ra và đắp lên thân cô gái và lại đi.
Một lát sau lại có một người nữa đi qua, người này thương cảm với tình cảnh của cô gái nên lập tức đào một cái hố rồi cẩn thận đem xác cô gái chôn xuống dưới.
Vị hòa thượng lúc này nói: “Cô gái nằm chết ở trên bờ biển kia chính là vị hôn thê ở kiếp này của cậu. Cậu là người đàn ông thứ hai đi qua thi thể cô ấy và cởi bộ quần áo đắp lên thân thể cô ấy. Cô ấy kiếp này yêu thương cậu là để trả lại ân tình đó. Còn người mà cô ấy muốn báo đáp cả đời này chính là người mà đã mang thi thể cô ấy đi chôn. Người đó là người chồng hiện tại của cô ấy!”
Thư sinh nghe xong những lời này của vị hòa thượng liền hiểu ra mối nhân duyên của hai người, không còn trách cứ hay oán giận ai. Anh ta nhẹ nhàng buông bỏ nên bệnh tật qua mấy ngày sau cũng đã khỏi.
Có biết bao người không chịu buông tay khi tình yêu mất đi, thống khổ tột cùng, sống hờ hững qua ngày. Hãy buông bỏ giải thoát cho chính mình, bước tiếp về con đường phía trước!.
Nếu hôm nay bạn đã hiểu ra rằng, chúng ta đến thế gian này là là để kết duyên và hoàn trả nợ nghiệp cho nhau, vì vậy có duyên sẽ đến, hết nợ sẽ đi. Khi bạn quen ai đó nhưng không đến được với nhau thì cũng có thể là có duyên mà không có nợ, nên cũng đừng vì quá lưu luyến mà mà đau buồn.
Vậy nên dù gặp bất cứ ai trên trên trên đường đời, bạn cũng nên càng phải đối xử tốt với họ, dùng sự từ bi của mình để đối xử với họ, giúp cho những người quanh ta có một cuộc sống tốt mỗi ngày, cả một đời đều cần phải dùng thiện niệm đối đãi họ. Khiến họ được vui vẻ hạnh phúc, thì chính bạn đã kết những quả đẹp rồi.
Bởi khi bạn giúp ai đó đời này thì có thể đời sau họ sẽ tìm bạn kết duyên để trả ơn cho bạn. Còn ngược lại nếu bạn gây đau khổ cho người khác, thì có thể đời sau người khác cũng sẽ làm bạn bạn đau khổ tương tự.
Biên tập: Kiến Chân