Nguồn ảnh: Facebook

Chưa được phân loại

Ý chí, kiên trì là bí quyết thành công và vượt qua nghịch cảnh

By Đăng Dũng

January 21, 2021

Ý chí là khả năng kiên định vào một sự việc, bảo trì nhiệt huyết, không nao núng không bỏ cuộc. Nơi nào có ý chí, nơi ấy có con đường. Ý chí là sức mạnh tinh thần, là bí quyết để thành công và vượt qua nghịch cảnh. Trong quá trình giữ vững ý chí, sẽ có thống khổ, sẽ muốn bỏ cuộc, sẽ thấy mệt mỏi, sẽ có đủ loại ý nghĩ khiến ta không thể tiếp tục kiên trì. Nếu như có thể kiên trì không từ bỏ thì cho dù kết quả có như thế nào đi nữa, chỉ riêng loại tinh thần này đã là rất khó có được và thật là đáng quý rồi.

Trong hoàn cảnh thuận lợi, ý chí rất dễ yếu đi, vì vô số cám dỗ sẽ làm ta lóa mắt, chơi một chút, nghỉ một chút, lãng phí thời gian một chút, cứ vậy dần theo năm tháng ý chí cũng hao mòn; trong nghịch cảnh, ý chí cũng dễ yếu đi, vì trong cảnh tồi tệ, mỗi từng giây đều là thống khổ, từ bỏ thôi, để vậy được rồi, thời thời khắc khắc khiến con người ta ruột gan rối bời, cảm thấy khó mà sống dày vò, cứ như vậy trong thống khổ mà bỏ mặc không màng gì nữa.

Hai chữ “kiên trì” viết thì dễ nhưng làm được thì quá khó. Trong cuộc sống, nếu có thể bảo trì được ý chí mạnh mẽ, không chùn bước, kiên định nội tâm, không bị phù hoa dẫn động, không bị thất vọng làm nản lòng, kiên trì trước sau như một thì quả thực là vô cùng đáng quý.

Tăng Quốc Phiên từng nói: “Bớt suy nghĩ, trừ phiền não, cũng gọi là quân vương nhàn hạ; thường xuyên hành bộ, gân cốt vận động, cũng gọi là thần lao”. Tăng Quốc Phiên đặc biệt tôn sùng tư tưởng dưỡng sinh của Đạo gia. Trong một bức thư tín của mình, ông có viết: “Đạo dưỡng sinh, lấy 4 chữ ‘quân dật thần lao’ làm trọng yếu”.

“Quân dật” mà ông nói chính là dưỡng tâm, trị tâm lúc này lấy 2 chữ ‘quảng đại’ làm thuốc. Tức là con người cần thanh tâm quả dục, tấm lòng rộng lớn, chú trọng “tĩnh”, “tiết chế dục vọng”, thông qua tu luyện tinh thần đạt được mục đích tu dưỡng, bảo trì trạng thái tinh thần lành mạnh, tâm lý khỏe mạnh. Đồng thời ông cũng đề xuất lấy “tĩnh” đó làm đạo dưỡng sinh.

“Thần lao” mà ông nói, tức là tứ chi của cơ thể người cần thường xuyên tập luyện, trong một trạng thái vận động nhất định, gân cốt mới có thể cường tráng, thân thể mới có thể duy trì sự khỏe mạnh. Đây là đạo dưỡng sinh “động”.

Tăng Quốc Phiên cho rằng, dưỡng sinh nên “trừng phẫn trất dục, thiểu thực đa cần”. “Trừng phẫn”, tức là tiết chế phiền não và sự tức giận phẫn nộ; “trất dục” chính là tiết chế sắc dục, dục vọng. “Thiểu thực đa cần” chính là ăn ít làm nhiều.

Ông cho rằng, người có thể chất cường tráng thì cũng giống như người giàu có, biết hạn chế xa xỉ thì sẽ ngày càng giàu có hơn; người có cơ thể hư nhược thì giống như người nghèo khó, nhờ biết tiết kiệm mà có thể từng bước cải thiện giàu có lên. “Tiết kiệm” ở đây không chỉ đơn thuần là tiết chế ở 2 phương diện “sắc và thực” này.

Tuy rằng ông nhiều lần nhấn mạnh với người nhà “Học hành dưỡng cho ta tính tình cương trực”, nhưng ông cho rằng học tập cũng nên có ước thúc, không nên thái quá. Trong nhà mình, ông trong treo bức hoành phi “Dưỡng sinh dĩ thiểu não nộ vi bản” (Tạm dịch: Dưỡng sinh lấy tiết chế tức giận làm gốc), thời thời khắc khắc cảnh tỉnh bản thân.

Để có thể làm được tiết chế phiền não, ông đề xuất “Lấy chí khí làm thống lĩnh”, “Lấy tĩnh chế động”. Ông cho rằng, người mà cơ thể đang có đại bệnh thì có thể giúp họ chính là ở 2 phương diện này. Người uể oải mệt mỏi, là khí nhược.

Người ý chí kiên cường, có thể căn cứ biến hóa của khí mà “tụ thần tĩnh khí”. Nếu buổi sáng ham ngủ, cần phải cố gắng thức dậy làm bản thân hưng phấn lên; Nếu không biết phải làm gì, phải ngồi ngay ngắn để tập trung tư tưởng suy nghĩ. Đây chính là điều gọi là “Lấy chí khí làm thống lĩnh”

Hoa nở rực rỡ khiến lòng người khoan khoái thảnh thơi, chúng cũng là từ hạt mầm mà lớn dần từng chút một; bạn xem núi xanh hùng vĩ khiến con người mở rộng tầm mắt, núi ấy cũng là từ đất đá chồng chất mà thành; bạn xem, sóng lớn đại dương cuộn trào mãnh liệt khiến người ta khao khát trong tâm, cũng là từ những dòng nước nhỏ tụ lại mà thành biển cả vô tận; bạn xem, những đại văn nhân lưu lại vô số những bài thơ bất hủ, họ cũng là một đời thấp hèn không ai đoái hoài đến.

Vạn sự vạn vật, đều là từ trong kiên trì, trong bền bỉ, dùng ý chí kiên cường chống chọi lại tầm thường, cô đơn, chán nản, thiên kiến,…ý chí ấy, hỏi mấy người có thể kiên trì giữ được?

Thành công trông thấy được sẽ luôn thôi thúc người ta tiếp tục nỗ lực, khiến người ta có nghị lực phấn đấu. Còn những việc không thấy kết quả kia, thử hỏi thế gian có mấy ai làm được kiên trì năm này qua năm khác, vĩnh viễn bảo trì nhiệt huyết thuở ban đầu? Người mang theo ý chí ấy, hỏi có việc gì không thể thành công?

Kiên trì trong tầm thường, kiên trì trong vô vị, kiên trì trong chế nhạo, kiên trì trong trấn áp, kiên trì trong bức hại, ý chí này đủ để chấn động lòng người trong thiên hạ. Chỉ riêng sự kiên trì này cũng đã đủ khiến người ta khâm phục không thôi.

Điều tuyệt vời nhất trong cuộc đời là có thể biết được rằng mình sống để làm gì? Nhưng một người khi đã lựa chọn được con đường đi, mục đích và ý nghĩa của cuộc đời mình nhưng lại không có khả năng “kiên nhẫn, kiên định” thì thật khó để đi đến đích. “Kiên nhẫn, kiên định” là phẩm chất thể hiện một người có khí phách.

Nguồn: Zhengjian

Hằng Tâm