Nguồn ảnh: Internet

Khám Phá

Ý nghĩa của Phù hiệu chữ Vạn trên tượng Phật

By Đăng Dũng

April 19, 2021

Chữ Vạn đã lưu truyền hàng nghìn năm, trên các dân tộc khác nhau sinh sống trên Trái đất này hầu như đều có thể tìm thấy biểu tượng chữ Vạn, nó tượng trưng cho sự may mắn và sự bảo vệ của Thần Phật, đồng thời cũng đại diện cho sự sống và sự luân phiên của bốn mùa.

Tên tiếng Anh của chữ Vạn là SWASTICA, bắt nguồn từ tiếng Phạn SVASTIKAH, có nghĩa là “tốt lành, may mắn”. Nửa đầu của từ SVASTI- được chia thành hai phần: SU có nghĩa là “tốt, tốt”; ASTI có nghĩa là “là”, cùng với nhau có nghĩa là “hiện hữu, xinh đẹp”.

Trong Phật giáo nguyên thủy, Đức Phật dùng để chỉ một người đã giác ngộ thông qua tu luyện, anh ta đã đạt được vũ trụ và thế giới của riêng mình trong quá trình tu tập gian khổ của cuộc đời mình. Và chữ Vạn chính là biểu tượng của Phật, người đã tu luyện giác ngộ.

Trong cuộc sống đa văn hóa ngày nay, chúng ta đã chứng kiến rất nhiều dấu hiệu và biểu tượng khác nhau, một trong số đó là phù hiệu chữ Vạn (卍). Cùng là một phù hiệu nhưng ở phương Đông và phương Tây lại có những cách lý giải hoàn toàn khác nhau.

Ở phương Đông, nếu hỏi người qua đường về biểu tượng chữ Vạn, bạn có thể nhận được những câu trả lời như: “Đó là ký hiệu của Phật giáo”, hay “Đây là một ký hiệu của món ăn chay”… Hầu hết người Á Đông đều liên tưởng biểu tượng này với tôn giáo, cho rằng đó là phù hiệu đại biểu cho tôn giáo.

Nhưng ở phương Tây, chữ Vạn lại gợi nhớ đến một lịch sử đen tối và tàn khốc: Hitler. Người ta nhìn nhận rằng đây là biểu tượng của Đức quốc xã, hoặc coi đó là biểu tượng của phái cực tả.

Tuy nhiên, qua khảo chứng người ta phát hiện rằng từ rất xa xưa ký hiệu chữ Vạn đã xuất hiện ở các vùng miền khác nhau. Nếu đúng là như thế, thì ký hiệu chữ Vạn hiển nhiên là vượt xa nhận thức thông thường, càng không phải là biểu tượng của đảng quốc xã do Hitler đứng đầu.

Theo Phật giáo, chữ Vạn không chỉ là biểu tượng của sự may mắn, thịnh vượng, dồi dào và vĩnh cửu, mà còn gắn liền với hình ảnh Đức Phật, thường được khắc lên lòng bàn chân và ngực của các tượng Phật. Trên các bức tường hầm mộ của Kitô giáo, biểu tượng chữ Vạn xuất hiện bên cạnh dòng chữ “Zotiko Zotiko” có nghĩa là “cuộc sống vĩnh hằng. Nó cũng có thể được tìm thấy trên các lỗ cửa sổ ở nhà thờ đá Lalibela của Ethiopia và trong các nhà thờ trên khắp thế giới.

Tại Bắc Mỹ, chữ Vạn được sử dụng bởi các bộ lạc Navajo. Thời Hy Lạp cổ đại, triết gia Pythagoras đã sử dụng chữ Vạn với tên gọi “Tetraktys”. Đây là biểu tượng kết nối trời và đất, với cạnh bên phải chỉ lên trời và cạnh bên trái chỉ xuống đất. Người Phoenicia cũng sử dụng chữ Vạn như một biểu tượng của mặt trời và coi đó là ký tự thiêng liêng được các nữ tu sử dụng.

Theo Phật giáo, chữ Vạn biểu thị một trong 32 tướng tốt của Đức Phật, đó là tướng tốt thứ 16 nằm ở trước ngực. Kinh thư ghi chép rằng, trên đầu, bên hông lưng, thậm chí cả tay và chân của Phật cũng có ký hiệu này, cho nên, ký hiệu chữ Vạn là đại biểu cho Phật Đà. Đương nhiên, nó cũng được sử dụng rộng rãi trên đồ trang trí ở chùa miếu và trong các nghi lễ Phật giáo. Nhưng chữ Vạn không chỉ là biểu tượng riêng của Phật giáo.

Chữ Vạn biểu tượng của quả vị Phật. Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

Người Ấn Độ thường đặt ký tự chữ Vạn ở trang đầu tiên của cuốn sổ, sách, trên cửa hoặc đồ cúng tế. Họ hy vọng làm như vậy sẽ được Thần bảo hộ và gặp may mắn. Phù hiệu chữ Vạn cũng đã tồn tại từ lâu trong tín ngưỡng của người Tây Tạng.

Khi kinh sách Phật giáo được truyền vào Trung Quốc, chữ Vạn được dịch qua Hán ngữ là “Cát tường hỉ toàn” hay là “Cát tường hải vân”. Cưu Ma La Thập và Huyền Trang dịch chữ này là ”Đức” (德). Nhưng trong Kinh Thập Địa Luận thì Bồ Đề Lưu Chi của Bắc Nguỵ (thế kỷ thứ 6) lại dịch thành Vạn tự (萬字).

Trong hai năm trị vì, Võ Tắc Thiên quyết định đọc phù hiệu 卍 này là Vạn, có nghĩa là nơi tập trung cát tường vạn đức. Sau đó ký hiệu 卍 cũng được sử dụng như là Hán tự.

Tóm lại, chữ vạn trong Phật giáo vẫn luôn luôn tượng trưng cho lòng từ bi và trí tuệ vô lượng của Đức Phật. Sự xoay vần có nghĩa là Phật lực phát tỏa khắp bốn phương. Và ánh sáng từ bi của Ngài tỏa ra vô cùng vô tận để cứu giúp chúng sinh còn đang lặn hụp trong bến bờ mê muội.

Nhân loại có lịch sử phổ quát và lâu dài về tín ngưỡng với Thần Phật. Trong các thời kỳ khác nhau, khu vực khác nhau và các nền văn hóa khác nhau đều lưu truyền tín ngưỡng khác nhau về Thần Phật. Rất nhiều bậc Giác Giả hoặc nhà tiên tri đã lưu lại dấu ấn thần thánh này để dẫn dắt nhân loại nhận thức về vũ trụ và những bí ẩn của sinh mệnh.

Thiên Hà biên tập

Nguồn: ntdtv