https://static2.yan.vn/YanNews/2167221/201811/duong-quy-phi-vi-my-nhan-chet-tre-va-bat-hanh-trong-lich-su-6e6385e6.jpg

Khám Phá

Ý nghĩa thật sự của câu nói: “Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”

By Đăng Dũng

August 09, 2021

Gia Cát Lượng đã từng nói: “Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”. Câu nói này đã khiến cho người đời sau có những cách hiểu khác nhau. Nhưng nếu chúng ta thực sự đứng trên cơ điểm của tín ngưỡng, tín tâm có Thần Phật mà nhìn nhận nó thì sẽ thấy vô cùng thâm thúy, súc tích.

  1. Đường Túc Tông được Thần phù hộ

Khi Đường Huyền Tông còn là Thái Tử, Thái Bình công chúa vì đố kỵ với ông nên đã phái người theo dõi từng cử chỉ, hành động của ông, chỉ cần phát hiện ra một chút sơ suất thì sẽ bẩm báo lên Hoàng thượng. Những người trong hậu cung và những người hầu cận bên cạnh ông có thái độ khác nhau đối với việc này, nhưng vì Thái Bình công chúa nắm giữ phần lớn quyền lực trong tay, cho nên về sau bọn họ đều đứng về phía công chúa

Lúc đó hoàng hậu Nguyên Hiến (khi đó là phi tần của Thái tử) lại đang mang thai, Huyền Tông vì lo sợ công chúa Thái Bình  nên muốn cho hoàng hậu Nguyên Hiến uống thuốc bỏ thai nhi. Khi đó một người tên là Trương Duyệt, làm chức quan Thi Độc (chức quan giữ việc đọc sách cho Vua thời xưa), dựa vào thân phận của mình để đi vào Đông cung diện kiến Thái tử. Đường Huyền Tông điềm tĩnh kể cho Trương Duyệt nghe về những sự việc của mình. Trương

Duyệt nghe xong cũng đồng ý tán thành.

Vài hôm sau, Trương Duyệt lại vào trong cung để hầu Huyền Tông, đồng thời âm thầm mang theo ba thang thuốc bỏ thai để đưa cho Huyền Tông. Huyền Tông khi nhận được thuốc thì vô cùng cao hứng, ông liền lệnh cho hầu cận xung quanh đi ra ngoài, rồi đích thân tự mình nhóm lửa sắc thuốc ở trong cung.

Khi thuốc trong siêu còn chưa sắc xong, thì ông cảm thấy trong người có chút mệt mỏi nên ông liền thiếp đi, nghỉ ngơi một lát. Đột nhiên lúc đó ông cảm thấy như đang có Thần linh bên cạnh, vừa ngẩng đầu lên ông liền nhìn thấy một vị Thần Tiên cao hơn một trượng, còn thấy một chú tuấn mã được trang bị trên thân đầy đủ ngọc ngà trang sức. Vị Thần Tiên này mặc áo giáp vàng, trên tay cầm một chiếc thương dài, đi ba vòng xung quanh siêu thuốc đang sắc, sau đó vị Thần Tiên này đã làm đổ hết nước thuốc trong siêu ra.

Đường Huyền Tông vội vàng bật dậy quan sát thì thấy trong siêu chẳng còn chút nước thuốc nào. Cảm thấy rất kỳ lạ, ông lại bắt đầu nhóm lửa, cho thêm một thang thuốc vào để sắc thêm một lần nữa, sau đó ông liền lên giường nằm nghỉ. Một lúc sau ông lại thấy vị Thần Tiên lúc trước lại xuất hiện và đánh đổ siêu thuốc. Đường Huyền Tông cứ sắc đi sắc lại như vậy tổng cộng ba lần, cả ba lần siêu thuốc đều bị đánh đổ, nên ông đành phải dừng lại.

Ngày thứ hai Trương Duyệt lại đến, Huyền Tông liền đem chuyện này kể với Trương Duyệt. Trương Duyệt nghe xong thì liền lùi xuống vài bước, nghiêm cẩn quỳ xuống bái lạy Huyền Tông, đồng thời cũng chúc mừng nói: “Đây quả đúng là ý Trời, cái thai nhi này không thể đem bỏ được”. Sau sự việc này, Nguyên Hiến hoàng hậu liền thèm ăn những món đồ chua, Huyền Tông lại đem điều này kể cho Trương Duyệt. Trương Duyệt nhân lúc vào giảng bài cho Huyền Tông, dâng quả mộc qua cho ông.

Cho nên vào những năm Khai Nguyên, ân đức của Trương Duyệt đối với gia tộc của hoàng đế đã không ai có thể sánh được. Vì thế sau này Túc Tông và các con trai của Trương Duyệt là Trương Quân và Trương Ký thân thiết như huynh đệ một nhà. (Trích từ “Liễu thị sử”)

  1. Ý nghĩa thực sự của câu nói: “Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”

Gia Cát Lượng là người thông tỏ hết thảy mọi việc trên đời. Khi ông nói ra câu: “Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”, rất nhiều người cho rằng con người cần nỗ lực đi làm việc, lúc cuối cùng nếu sự việc không thành thì đó là do ý Trời, như vậy cũng không có gì phải hối tiếc, bởi vì bản thân mình đã phấn đấu nỗ lực rồi. Kỳ thực cách nghĩ như vậy đã là sai hoàn toàn rồi.

Gia Cát Lượng thực ra muốn nói với người đời rằng, thật sự quyết định thành bại của sự việc là do ý Trời, như vậy nếu muốn thành công thì cần hợp với Thiên ý, cũng có nghĩa là cần thuận theo Thiên ý mà làm thì mới có thể đạt được thành công. Từ kết quả mà tìm ra nguyên nhân ở bản thân mình mới là tốt nhất.

Hợp với Thiên ý là đồng hóa với Chân Thiện Nhẫn, nâng cao đạo đức của bản thân, hành xử theo nguyên lý tối cao của Thiên ý thì sẽ được phúc báo và không có thế lực xấu xa nào có thể làm hại.

Bởi vì có Thần linh phù hộ, vậy nên Đường Túc Tông ngay từ khi còn quấn trong tã đã được Thần bảo hộ, không ai có thể làm hại được ông. Điều may mắn là Đường Huyền Tông đã có thể tỉnh ngộ kịp thời nên không dẫn tới đại hoạ. Ngay cả Đường Huyền Tông cũng không thể làm hại được ông, vậy thì Thái Bình công chúa có muốn sát hại ông thì kết quả tất nhiên cũng sẽ thất bại vậy.

Ở đất nước Trung Quốc ngày nay, hết thảy mọi việc Trung Cộng làm đều là trái ngược với Thiên ý, bởi vậy nhất định sẽ bị Ông Trời trừng phạt. Cho dù Trung Cộng có dốc hết tài lực quốc gia để bức hại Pháp Luân Công thì cũng sẽ thất bại, bởi vì đệ tử Đại Pháp là có Thần Phật bảo hộ. Ngược lại, những người đi theo Trung Cộng cũng sẽ bị liên lụy theo. Làm trái với Thiên ý, bức hại người tu luyện thì chính là đại tội, con người thế gian vì sao vẫn không thanh tỉnh ra?

Gia Cát Lượng muốn cảnh tỉnh thế nhân rằng, làm việc gì cũng cần phải thuận theo Thiên ý, chứ không phải là nhất mực làm theo ý muốn của mình. Bao nhiêu người có thể hiểu được ý nghĩa thật sự trong câu nói này đây?

Nguồn:chanhkien.orghttp

Nhung Nguyễn