Tư Mã Thiên là nhà sử học nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Quốc, Cuốn “Sử ký” của ông được coi là cuốn sách đầu tiên trong bộ “Nhị thập tứ sử” (24 cuốn sách về lịch sử chính thức của triều đại Trung Quốc) và là cuốn ký truyền đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc. Cuốn sách đã ghi lại lịch sử Trung Quốc khoảng 3000 năm, từ thời Hoàng Đế thần thoại cho đến 4 năm đầu của Hán Vũ Đế.
Tư Mã Thiên dốc tâm sức hoàn thành bộ sách vĩ đại này khi ông bị Hán Vũ Đế ra lệnh “cung hình” và cầm tù. Trong nỗi bi ai và uất hận, Tư Mã Thiên nhiều lần đập đầu vào tường định tự tử. Nhưng vì nghĩ đến bộ “Sử Ký” chưa được hoàn thành, ông đã lấy lại tinh thần và dũng khí thoát ra khỏi ý nghĩ muốn chết để hoàn thành bộ “Sử Ký”. “Ai cũng có một lần chết. Có cái chết nặng hơn núi Thái Sơn, có cái chết nhẹ tựa lông hồng. Đó là vì cách chết khác nhau mà ra.
Ta quyết sẽ biên soạn và hoàn thành cuốn sách lịch sử này khi ta còn sống”. Từ đó Tư Mã Thiên đã cố gắng hết sức kìm nén cảm xúc tiêu cực của bản thân, nén sự tủi nhục và nỗi thống khổ trong lòng, trải những mảnh thẻ tre ra, viết từng chữ từng chữ với những lập luận chắc chắn. Bằng cách như thế, Tư Mã Thiên đã hăng say viết, 18 năm sau, khi bước sang tuổi 60, cuối cùng ông cũng hoàn thành bộ “Sử Ký” với 520.000 ký tự.
Tại sao Tư Mã Thiên lại phải dành nhiều tâm huyết để hoàn thành bộ “Sử ký” này? Theo cách nói của ông, ông muốn làm rõ mối quan hệ giữa trời và người, lý giải sự biến hóa của kim cổ và hoàn thành ý nguyện của cha ông.
Cái gọi là “tìm ra mối quan hệ giữa trời và người” không chỉ là chủ đề chính để Tư Mã Thiên và các nhà sử học cổ đại tiêu biểu như ông nghiên cứu lịch sử, mà nó còn là chủ đề chính của văn hóa truyền thống của Trung Quốc. Ví dụ như Đổng Trọng Thư học giả Nho giáo thời Tây Hán trong hiến sách cho Hán Vũ Đế ông đã nói rằng: “Thần cẩn thật xem xét những gì đã xảy ra ở các thế hệ tước dựa trên mô tả của “Xuân Thu”, phân tích mối quan hệ tương quan giữa người và trời, nó thật sự kỳ diệu”. Làm thế nào để thực hiện “mối quan hệ tương hỗ giữa trời và người” là nội dung cơ bản trong hiến sách của Đổng Trọng Thư.
Cùng khoảng thời gian với Đổng Trọng Thư, đó là Tể tướng Công Tôn Hoằng (200 TCN-121 TCN) sau 40 tuổi ông nghiên cứu “Xuân Thu”. Ông đã đề xuất với Hán Vũ Đế thiết lập nền giáo dục Nho giáo. Ông nhận thức rằng người viết chiếu thư, pháp lệnh, phải làm sáng tỏ mối quan hệ giữa người và trời, thông tỏ chính nghĩa kim cổ, văn chương trau chuốt, lời chỉ thị sâu và dày. Nhưng các quan lại bình thường không thể làm được những việc này, cần phải đào tạo nhân tài Nho giáo. Việc làm sáng tỏ mối quan hệ giữa người và trời là phương hướng cơ bản của Nho giáo.
Dương Hùng, một học giả Nho giáo nổi tiếng cuối thời Tây Hán cũng từng nói rằng: “Thánh nhân là người tu dưỡng tinh thần, tìm kiếm chân lý, thuận theo tự nhiên, đem lại đại lợi cho thiên hạ, là người dung hòa mối quan hệ giữa trời và người”.
Vào thời đại Tam Quốc của nhà Ngụy, Hà Yến (195-249) là chính trị gia và học giả nhà Ngụy từ cuối thời Hán đến thời Tam Quốc), được xưng là Vương Bật (226-249). Ông đã xưng tán rằng: “Với con người này, tôi có thể thảo luận về mối quan hệ giữa trời và người”.
Nhà triết học nổi tiếng thời Bắc Tống Thiệu Ung (1012-1077) đã nói rằng: “Nếu không tìm hiểu mối quan hệ giữa Trời và người, thì không thể nói rằng là đã học được”.
Trải qua hàng nghìn năm, con người đã khám phá và hiểu sâu sắc mối quan hệ giữa Trời và người, từ đó sáng tạo ra hệ thống tư tưởng của văn hóa Trung Hoa. Người ta gọi đó là cái nhìn về Thiên Mệnh hay là tư tưởng về Thiên Mệnh. Mặt khác, trong lịch sử phát triển quan điểm về Thiên Mệnh của ba đời Hạ, Ân, Chu của Trung Quốc, nó được coi là nguồn gốc của quan điểm cổ xưa về Thiên Mệnh ở Trung Quốc vào thời gian sớm nhất và có tài liệu đáng tin cậy có thể tham khảo…
Xem tiếp: Quan điểm về Thiên mệnh của ba nhà Hạ, Ân, Chu ( Phần 2)
Nguồn: epochtimes.jp Mộc Hương biên dịch