Quan điểm về Thiên mệnh của ba nhà Hạ, Ân, Chu ( Phần 2)
Tiếp theo: Quan điểm về Thiên mệnh của ba nhà Hạ, Ân, Chu ( Phần 1)
Không giống như người Trung Quốc ngày nay, người Trung Quốc thời kỳ nhà Hạ, Ân, Chu đều rất tín Thần. Một số vị thần mà họ tin tưởng như Thần tự nhiên, Thần tổ tiên. Trong số những vị thần này lại có vị Thần toàn năng và tối cao cai trị mọi thứ.
Người dân thời nhà Ân và nhà Chu gọi vị thần tối cao này theo các cách khác nhau. Người nhà Ân thường gọi là “Đế”, cũng có lúc gọi là “Thượng Đế”. Người nhà Chu phần lớn gọi vị Thần tối cao là “Trời”. Cho dù cách gọi không giống nhau nhưng nội hàm thực chất của “Đế”, “Thượng đế” và “Trời” là giống nhau, đều là chỉ vị Thần tối cao.
Thời nhà Hạ, Ân, Chu xem “Đế” và “Trời” là vị Thần tối cao trong tất cả các chư Thần. “Thượng Đế” không chỉ dưỡng dục vạn vật, mà còn nắm giữ quyết định hết thảy mọi thứ trong đại thiên thế giới. Từ gió mưa của tự nhiên, sấm chớp, lũ lụt hạn hán, cây trồng phát triển và thu hoạch, cho đến sự hưng thịnh và suy tàn của vương triều, phú quý và bần hàn của con người, tất cả vận khí tốt xấu, đều do Thiên mệnh và Thiên ý quyết định, không có thứ gì nằm ngoài sự an bài vận mệnh huyền diệu của “Đế” và “Trời”. Sự nhận thức này đã trở thành cốt lõi trong quan điểm về Thiên mệnh của ba nhà Hạ, Ân, Chu và trở thành “nguyên tắc đầu tiên” trong quan điểm về Thiên mệnh thời bấy giờ.
Lấy triều đại nhà Ân làm ví dụ, các bậc vua chúa và quý tộc thời bấy giờ không chỉ bói bằng giáp cốt mà còn khắc kết quả của việc xem bói trên giáp cốt. Những văn tự trên bộ giáp cốt này đã trở thành những văn tự cổ nhất ở Trung Quốc, cung cấp nguồn tư liệu nghiên cứu vững chắc cho quan điểm của triều đại nhà Ân về Thiên mệnh.
Từ những văn tự này có thể thấy được người nhà Ân sinh sống trong thời đại vạn vật đều có linh, tín phụng thiên thần, địa thần, nhân quỷ (linh hồn của người chết). Trong đó, thiên thần chính là hóa thân của những vật tự nhiên trên thiên thượng như mặt trời, mặt trăng, các vì sao, gió, mưa, sấm vv… Địa thần chính là hóa thân tất cả các vật thể tự nhiên trên trái đất, bao gồm thần thổ địa, thần lúa, thần núi, thần sông, thần biển và các vị thần của vạn vật.
Nhân quỷ chính là hóa thân những nhân vật trong lịch sử sau khi chết, bao gồm tổ tiên, tiên sư, công thần (quan có công lao với quốc gia), cho đến những nhân vật lịch sử khác. “Đế” hay “Thượng Đế” gồm có Thần tự nhiên và Thần xã hội hợp lại, trừu tượng và thăng hoa, là những vị Thần siêu việt khỏi tự nhiên và xã hội con người thế gian. “Đế” hay “Thượng Đế” đứng trên cả thiên thần, địa thần và nhân quỷ, là hóa thân với quyền lực tuyệt đối.
Học giả nổi tiếng của triều đại nhà Ân, Hồ Hậu Tuyên tiên sinh từng nói: “Trong trái tim của người Ân, Thần tối cao điều khiển mây gió, giông bão, lũ lụt, hạn hán của thiên nhiên, quyết định sự tăng trưởng và thu hoạch của mùa màng. Thượng Đế ở trên thiên thượng có thể giáng xuống thành ấp…, có thể giáng xuống nhân gian phúc họa bệnh tật, có thể trực tiếp bảo hộ hoặc giáng tội vua Ân. Vì vậy, triều đại nhà Ân thường thực hiện nghi lễ và dựa trên sự phỏng đoán ý muốn của “Thượng Đế” trước khi quyết định các việc nội các ”.
Nếu nói cụ thể ra nghĩa là: “Thượng Đế” có sức mạnh siêu nhiên, có thể hô mưa gọi gió và tri phối thế giới tự nhiên. Ví dụ, trong quẻ bói của thời vua Vũ Đinh (vị vua thứ 22 của triều đại nhà Ân): “Thượng Đế giáng hạn hán”. Quẻ bói của thời vua Tổ Canh (vị vua thứ 23 của triều đại nhà Ân) và thời vua Tổ Giáp (vị vua thứ 24 của triều đại nhà Ân): “Thượng Đế ưng thuận nhà vua…, và gia hộ”, “Thượng Đế sẽ cho mưa lớn vào tháng 3”, “Thượng Đế lệnh nổi sấm sét vào tháng 3”, “Ngày mai, ngày Quý Mão, Thượng Đế không cho nổi gió và sương mù vào buổi tối”. Từ các quẻ bói cho thấy “Thượng Đế” có thần lực rất lớn, chỉ huy các vị thần như thần mặt trời, mặt trăng, các vì sao, gió, mưa, sấm, sét để làm mưa, thổi gió và sấm sét.
Không chỉ vậy, “Thượng Đế” còn có thể chế ngự xã hội loài người và điều động các vị thần can thiệp vào toàn bộ nhân gian từ việc tạo thành tai họa cho đến bảo hộ nhân gian. Các quẻ bói như: “Thượng Đế sẽ làm nhật thực vào tháng Giêng”, “Thượng Đế giáng Điểu hại”, “Thượng Đế sẽ cho tuyệt diệt thành ấp”, “Thượng Đế sẽ giáng xuống tai họa”.
Lại có quẻ bói có nội dung như: “ Thượng Đế sẽ khiến Ân Vương bị bệnh”, “Ân Vương xây thành, Thượng Đế bảo hộ”. Ý tứ các quẻ bói này là “Thượng Đế” có thể bảo hộ và ban phúc cho con người. Và cũng như câu nói: “Nhận sự gia hộ từ Thượng Đế”, Thượng Đế có thể chi phối chiến thắng hoặc thất bại của việc chinh phục kẻ thù ngoại bang, có thể bảo hộ và trừng phạt vua Ân, nắm giữ điềm cát hung họa phúc của vua Ân, nên mỗi lần vua Ân xuất chinh thì điều đầu tiên phải làm là bốc quẻ hỏi xin ý chỉ của “Thượng Đế”…(còn tiếp)
Xem tiếp: Quan điểm về Thiên mệnh của ba nhà Hạ, Ân, Chu ( Phần 3+4)
Nguồn: epochtimes.jp
Mộc Hương biên dịch