Đường trắng, đường phèn, đường nâu, đường vàng, đường đen… hiệu quả sử dụng khác nhau rất nhiều!
Đường là gia vị phổ biến trong cuộc sống của chúng ta, đường cát trắng, đường vàng, đường nâu, đường phèn … các loại đường khác nhau có hương vị khác nhau. Mặc dù tất cả chúng đều được tinh chế từ mía, nhưng do quy trình sản xuất khác nhau, dẫn đến các thành phần khác nhau, điều này làm cho các loại đường này có tác dụng khác nhau.
Đường phèn
Đường phèn là một loại đường đá được bào chế từ đường cát trắng, công thức nguyên liệu thô sucrose cộng với protein, sau khi hòa tan, nấu chảy, xử lý sạch sẽ và kết tinh lại và tạo ra các hạt lớn kết tinh đường, trong suốt hoặc đục.
Bởi vì kết tinh của nó giống như băng, do đó nó còn có tên là băng đường. Đường phèn đã được sản xuất ở Trung Quốc vào thời nhà Hán, có vị ngọt thanh mát và không béo ngậy, có thể được sử dụng như một gia vị cho các món ăn bổ dưỡng.
Y học cổ truyền Trung Quốc tin rằng, đường phèn tính bình, vị ngọt, thuộc tỳ, phế kinh, có tác dụng bổ trung ích khí và nhuận phế, có thể được sử dụng để điều trị các bệnh như khí không đủ, chán ăn, khô miệng họng và các bệnh khác.
Đường cát trắng
Đường cát trắng có vị ngọt, tính bình, thuộc tỳ, phế kinh, uống nó có tác dụng bổ trung hoãn cấp, sinh tân nhuận khô, thích hợp cho miệng khô lưỡi khô, ho lâu không khỏi.
“Bản thảo cương mục” ghi lại: “nhuận tâm phế táo nhiệt, trị ho tiêu đờm, giải rượu hòa trung, trợ tỳ khí, hoãn can khí. ”
Đường cát trắng sử dụng bên ngoài cũng có tác dụng mát mẻ, chẳng hạn như miệng lưỡi lở loét hoặc mưng mủ, đường trắng bôi bên ngoài có lợi cho việc chữa lành vết thương.
Đường nâu
Đường nâu không được tinh luyện cao và chứa gần như tất cả các thành phần trong nước mía và có giá trị dinh dưỡng tương đối cao.
Đường nâu có vị ngọt, tính ấm, thuộc tỳ, vị, can kinh, có tác dụng kiện tỳ ấm vị, làm dịu đau, thích hợp cho người đau dạ dày, tỳ vị hư hàn, đau bụng.
So với đường trắng, đường nâu tính ôn, đồng thời cũng có thể hoạt huyết hóa ứ, đây cũng là nguyên nhân khuyến cáo phụ nữ lạnh bụng, đau bụng thời kỳ kinh nguyệt uống nước đường nâu thay vì nước đường trắng.
Đường vàng
Đường vàng thực chất là một loại đường nâu.
Đường nâu trong quá trình nấu cho nhẹ lửa hơn, màu sắc sẽ nhạt hơn, đường sẽ có màu vàng nhạt hoặc màu xanh lục.
Tác dụng của đường vàng tương tự như đường nâu, chỉ là tính ấm của nó yếu hơn đường nâu.
Đường đen
Đường đen được sản xuất phức tạp hơn đường nâu, nhiệt độ sản xuất cũng cao hơn đường nâu, màu tối hơn, có mùi khét độc đáo.
Hiệu quả của đường đen tương tự như đường nâu, nhưng tính ôn của nó mạnh hơn, vì vậy ngoài việc có các tác dụng của đường nâu, nó cũng có thể làm ôn kinh thông lạc.
Hiện nay trên thị trường phổ biến trà gừng đường đen, chính là dùng gừng già phối hợp với đường đen, để tăng cường tác dụng ôn thông của nó, thích hợp cho người đau ốm do hàn.
Đường mạch nha
Đường mạch nha đặc biệt hơn, nó còn được gọi là đường maltose, thường được làm từ ngô, lúa mạch, lúa mì, kê (tiểu mễ) và các loại ngũ cốc khác lên men và đường hóa. Nó vừa là một loại thuốc cổ truyền vừa là gia vị cho các món ăn.
Đường mạch nha có vị ngọt tính ấm, thuộc tỳ, dạ dày, phế kinh, có tác dụng bổ tỳ ích khí, giảm đau nhanh, sinh tân nhuận khô, nhuận phế trừ ho.
Tỳ vị hư hàn thích hợp để ăn đường mạch nha. Uống nước đường mạch nha cũng có tác dụng bổ tỳ ích khí, mỗi lần 15 – 20g, trước bữa ăn uống.
Tuy nhiên, ăn đường mạch nha cũng có những điều cấm kỵ, nói chung, thấp nhiệt nội uất, đầy hơi và nôn mửa, ho có đờm và trẻ em suy dinh dưỡng không thích hợp để ăn.
Tóm lại
Đường đen, đường nâu và đường vàng đều có tác dụng làm ấm tỳ vị, tính ôn giảm dần theo thứ tự.
Đường cát trắng và đường phèn có thể bình bổ tỳ vị, và đường phèn cũng có tác dụng bổ vị âm, thích hợp hơn cho người âm hư.
Đường mạch nha ôn trung bổ hư, nhưng kết cấu dính, không thích hợp với người tích thực.
Thảo Nguyên biên dịch
Nguồn: Sound of hope