Một số nét tương đồng giữa Vũ Hán với các Tỉnh thành nước ta trong thời gian siết chặt giãn cách
Có một số điểm giống nhau trong phương án cung ứng lương thực, thực phẩm và hàng hóa thiết yếu của Vũ Hán ( Trung Quốc ) với một số tỉnh thành ở Việt Nam trong thời gian siết chặt giãn cách. Sự giống nhau này dễ dàng nhận thấy từ hình thức siết chặt giãn cách cho đến các khâu cung ứng hàng hóa cho người dân ở các khu cách ly.
Đợt phong tỏa hồi đầu năm ngoái, Vũ Hán ( Trung Quốc) phải đối mặt với những khó khăn trong việc đưa thực phẩm đến 11 triệu dân. Đối chiếu với thực tế hiện nay tại một số Tỉnh thành của Việt Nam có thể dễ dàng nhận ra một số điểm tương đồng:
Hình thức giãn cách xã hội
Từ tháng 2/2020 các cấp độ siết chặt phong tỏa của Vũ Hán được nâng dần lên. Trong thời gian phong tỏa, người dân phải sống trong các cộng đồng cư dân tách biệt, với nhân viên canh gác ở các lối ra. Sự tiếp xúc chỉ giới hạn trên Internet. Vào khoảng tuần gần cuối của tháng 2, chính quyền Vũ Hán ra lệnh cho thành lập các điểm “giao hàng không tiếp xúc”.
Mức độ hạn chế áp với các cộng đồng cư dân khác nhau. Một số địa bàn ở Vũ Hán thực hiện các quy tắc riêng của họ, chẳng hạn: cấm siêu thị bán cho cá nhân, buộc các khu phố phải mua số lượng lớn, nếu không sẽ không thể tiếp cận được hàng hoá.
Ở khâu đặt hàng, người dân vẫn được đặt trực tuyến với tiểu thương hoặc siêu thị để mua nhu yếu phẩm hàng ngày nhưng phần lớn phải theo mô hình “combo” hay trong các cộng đồng dân cư, nổi lên mô hình đặt mua theo nhóm.
Tại một số tỉnh thành ở Việt Nam thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 16, các địa phương bắt đầu chọn phương án siết chặt giãn cách từ tháng 8/2021. Người dân được yêu cầu từ hạn chế di chuyển ra ngoài nếu không có lí do cần thiết và đến trung tuần tháng 8 trở đi là hình thức “ ai ở đâu ở yên đấy”.
Trước các thông báo siết chặt giãn cách người dân đổ xô đi chợ tích trữ lương thực, điển hình như các địa phương Đà Nẵng, TP. HCM …
Ở Đà Nẵng việc phân phối lương thực thực phẩm được thực hiện thông qua tổ trưởng các tổ dân phố. Một số siêu thị hay cửa hàng được phép hoạt động nhưng không được bán lẻ mà phải bán theo số lượng lớn được tổng hợp từ các tổ dân phố gửi lên.
Tại TP. HCM chuẩn bị phương án túi An sinh cho người dân, với combo hàng hóa thiết yếu cho những ngày giãn cách. Mới đây TP. HCM sử dụng lực lượng bộ đội để đi chợ hộ cho người dân trong thời gian cách ly.
Ở Vũ Hán khi hầu hết dịch vụ mua theo nhóm cũng đều hoạt động thông qua ứng dụng nhắn tin WeChat. Một số hệ thống bán lẻ có ứng dụng nhỏ của riêng họ bên trong WeChat, nơi người dân có thể chọn các gói combo phân sẵn. Ở Các địa phương của Việt Nam cũng được thực hiện online qua các nền tảng zalo hay các ứng dụng của các cửa hàng, siêu thị..
Khâu vận chuyển
Tại Vũ Hán, tài xế giao hàng của các hệ thống bán lẻ, nền tảng công nghệ vẫn được phép hoạt động. Ví dụ Hema, một chuỗi siêu thị thuộc sở hữu của gã khổng lồ công nghệ Alibaba, có đội tài xế đi khắp thành phố với khẩu trang và nước rửa tay mà công ty cung cấp mỗi sáng. Họ sử dụng đồng phục màu xanh lam, chính quyền địa phương cho họ được phép lưu thông trên đường.
Nhiệm vụ của các shipper này là vận chuyển hàng hóa từ nhà cung cấp đến cổng ra vào các cộng đồng dân cư được tách biệt, như khu chung cư, khu phố. Tại các cổng gác của khu dân cư, nhân viên cộng đồng của nội khu sẽ nhận hàng hóa và chuyển đến từng nhà dân.
Các Tỉnh thành tại Việt Nam trong thời gian siết chặt giãn cách đội ngũ Shipper cũng được cho hoạt động để giao hàng đến người dân. Tuyến vận chuyển sẽ từ cửa hàng, siêu thị đến các điểm tập trung của khu dân cư, tổ dân phố.
Để thực hiện việc này, ở Vũ Hán, các hộ dân sẽ chuyển một tờ giấy có tên, số điện thoại và các thông tin cần thiết cho nhân viên cộng đồng. Sau đó người này sẽ nhận hàng của ông do shipper chuyển đến ở cổng khu dân cư. Ở Việt Nam hiện nay các tỉnh thành vẫn đang thực hiện tương tự
Những điểm hạn chế giống nhau
Bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu người dân, hệ thống cung ứng thực phẩm của Vũ Hán trong lúc phong tỏa không phải lúc nào cũng vận hành trơn tru. Một người đàn ông 49 tuổi, sống ở ngoại ô Vũ Hán, nói với AFP rằng dù khu chung cư đã tổ chức mua theo nhóm nhưng ông không hài lòng về giá cả và chất lượng. “Rất nhiều cà chua, rất nhiều hành tây bị thối rữa, ước tính hơn một phần ba số thực phẩm phải được vứt bỏ.”
Hay như có trường hợp khác cũng phải mua rau với giá gấp ba lần so với dịp Tết Nguyên đán. Họ nói rằng có rất ít lựa chọn, ngoài khoai tây, bắp cải và cà rốt nhưng không thể phàn nàn. Vì họ nghĩ rằng thật tốt vẫn có thể kiếm được rau tươi vào thời điểm khó khăn”.
Tình trạng trên cũng thấy xuất hiện ở Việt Nam, điển hình như trường hợp người dân phản ánh được nhận trúng thịt thối ở Đà Nẵng hay tình trạng một số cửa hàng siêu thị cung ứng sản phẩm với mức giá cao hơn ngày thường.
Thực tế tại Việt Nam còn xuất hiện một số vấn đề như sự quá tải của các đơn vị cung ứng, của các tổ trưởng dân phố. Cá biệt có trường hợp một tổ trưởng dân phố ở Đà Nẵng không may bị tai nạn lúc đi nhận thực phẩm cho người dân.
Hiện nay các tỉnh thành ở Việt Nam đang cố gắng khắc phục những bất cập phát sinh trong thời gian siết chặt giãn cách này.
VNE dẫn lời của Global Times, việc huy động từ trên xuống, do chính quyền lãnh đạo và có sự tham gia của các tổ chức xã hội và người dân, là chìa khóa giúp quản lý khu dân cư khép kín, vốn là phương thức chống dịch phổ biến trong giai đoạn đầu của đại dịch ở Trung Quốc.
Hai giáo sư Yue Qian và Amy Hanser của Đại học British Columbia (Canada) một đơn vị đóng vai trò lớn trong quá trình chống dịch là lực lượng “Ủy ban Cộng đồng” thì cho rằng đây là mô hình có từ thời Mao Trạch Đông, các Shequ là cơ quan giám sát cấp khu phố, giải quyết các tranh chấp và duy trì trật tự xã hội cơ bản. Vào giai đoạn phong tỏa, các “Ủy ban Cộng đồng” đảm nhận các nhiệm vụ hành chính, cung cấp các dịch vụ cộng đồng (như điều phối mua hàng tạp hóa, giao hàng và phân phối) và hỗ trợ y tế các nhóm dân cư dễ bị tổn thương.
Vũ Nam tổng hợp.