Thật tuyệt! Phát hiện những thành phố dưới đáy biển, lịch sử của nhân loại cần viết lại?
Hiện nay ở nhiều đáy biển người ta đã khám phá ra những cấu trúc cổ, tương tự như các thành phố, phải chăng trái đất đã từng tồn tại những nền văn minh cổ xưa, mà trình độ khoa học kỹ thuật đã rất phát triển?
Tại vùng biển Nhật Bản người ta đã phát hiện ra những cấu trúc kim tự tháp Yogaguni, còn ở bờ biển phía Đông Bắc Cuba phát hiện ra thành phố ngầm Mega City. Các nhà nghiên cứu tiếp tục liên hệ để lục địa Atlantis, lục địa Mu và vùng đất Thule, những nơi mà trước đây mọi người cho là huyền thoại. Việc liên tiếp phát hiện các cấu trúc dưới lòng các đại dương củng cố cho giả thuyết về các đế chế tiền sử.
Kiến trúc đô thị ở một thời đại không thể tin nổi
Tại vùng vịnh Cambay thuộc vùng biển phía Tây Ấn Độ, ở dưới mực nước biển 120 bộ người ta phát hiện ra một thành phố khổng lồ, theo ước đoán, thành phố này có thể tồn tại từ cách đây ít nhất 9000 năm.
Dùng một máy dò siêu âm, các nhà điều tra nghiên cứu đã phát hiện ra các cấu trúc hình học ở độ sâu 120 bộ. Dưới đáy biển, họ phát hiện ra những vật liệu xây dựng, đồ gốm, các cấu trúc xây dựng, những bức tượng và xương người. Sử dụng phương pháp giám định niên đại bằng phóng xạ Cacbon C14 người ta xác định rằng những vật thể này đã tồn tại từ 9.500 năm trước.
Một phát hiện chấn động khác là người ta phát hiện ra một con đường thẳng tắp trải dài tới 15 dặm, ở độ sâu gần 3.000 bộ ở vùng biển Florida, Georgia, và Nam Carolina. Phát hiện này được tàu Aluminaut, một trong những con tàu nghiên cứu thăm dò có thể lặn sâu nhất hiện nay tìm thấy.
Qua nghiên cứu người ta thấy rằng, bề mặt của con đường được trải bằng một hỗn hợp hoàn toàn khác biệt so với kỹ thuật làm đường của chúng ta ngày nay, đó là một loại hợp chất được tạo thành từ manhê, sắt, canxi, nhôm và silic.
Ngoài ra một loạt những cấu trúc đá nguyên khối cũng được phát hiện ở một đầu của con đường.
Người ta tự hỏi, không biết công nghệ kỹ thuật nào mà người ta có thể kiến tạo ra một con đường dài mà có thể giữ được tình trạng tốt qua hàng nghìn năm qua?
Trận sóng thần lịch sử tấn công khu vực Đông Nam Á năm 2004 đã lan tới tận bờ biển Ấn độ, cuốn trôi các lớp đất đá tại bờ biển Tamil Nadu Ấn Độ, làm lộ ra thành phố cổ bí ẩn Mahabalipuram.
Quy mô của thành phố Mahabalipuram vào khoảng vài dặm vuông, nằm cách bờ biển khoảng 1 dặm. Người ta nói rằng những kiến trúc này đã có từ 1200 đến 1500 năm tuổi, tuy nhiên một số nhà nghiên cứu cho rằng nó có thể lên đến 6000 tuổi.
Các cấu trúc kim tự tháp Yonaguni ở vùng biển Nhật Bản
(Cấu trúc dưới đáy biển tại Yonaguni, Nhật Bản)
Đây được xem là một trong những phát hiện khảo cổ lớn nhất thế kỷ, khi người ta phát hiện ra rất nhiều những cấu trúc dưới đáy biển Nhật Bản gồm những hình lục giác, hình thang cuốn, các cây cột, một kim tự tháp có bậc thang…
Toàn thể thành phố ngầm của Yonaguni được ước tính bởi một số chuyên gia ít nhất khoảng 10.000 năm tuổi.
Ngành khảo cổ học đại dương mới xuất hiện trong vòng 50 năm trở lại đây, tuy nhiên theo Tiến Sĩ Flemming, có ít nhất 500 địa điểm tồn tại các cấu trúc nhân tạo dưới đáy các đại dương, trong đó có khoảng 1/5 là những cấu trúc trên 3000 năm tuổi.
Có lẽ con số 500 địa điểm kể trên chỉ là phần nổi của tảng băng chìm về sự tồn tại của các di tích cổ xưa dưới đáy đại dương, ngoài ra còn nhiều hơn nữa các cấu trúc bị vùi lấp mà không thể phát hiện ra một cách dễ dàng. Do đó những bí ẩn về các nền văn minh trong quá khứ còn rất nhiều, vì vậy chắc chắn nền văn minh nhân loại chúng ta lần này không thể là nền văn minh duy nhất tồn tại trên trái đất, hơn nữa không nhất định nền văn minh chúng ta hiện nay là nền văn minh có trình độ khoa học và công nghệ phát triển nhất.
Kiên Tấn
Theo chanhkien.org