2 câu chuyện lương thiện ấm áp lòng người
Sau khi giải quyết công việc quan trọng vào buổi chiều, tôi thong thả nhìn dòng chữ do người bạn gửi cho “chúc bạn một ngày thật ấm áp”, trong mùa đông lạnh giá này tôi cũng thấy ấm áp hơn. Tôi thầm nghĩ dù trong xã hội hiện đại này, đạo đức con người đang xuống dốc nhanh chóng, nhưng vẫn có những lúc được nhận lại những lời động viên hay sự quan tâm, giúp đỡ từ người khác, khiến lòng tôi thấy ấm lại và rất hạnh phúc.
Câu chuyện: Những mớ rau bán bên lề đường
Một buổi chiều, tôi cùng một người bạn đi dạo ở ngoại thành, bỗng có một bà già quần áo rách rưới tiến lại, trên vai gánh những mớ rau xanh đi bán. Thực tế, những loại rau đó mang bán rất kém, nhiều lá bị mất nước, ngả màu nâu và có những lỗ nhỏ trên đó. Thấy bà cụ ôm mớ rau, người bạn của tôi mua ba túi không nói gì, bà cụ lúng túng giải thích: “Tôi tự trồng rau này, cách đây ít lâu rau bị ướt vì mưa lớn. Có vẻ vẫn có thể ăn được, tôi rất tiếc.” Bạn tôi nói không sao cả.
Sau khi bà cụ đi, tôi hỏi bạn tôi: “Về nhà có ăn mấy món này không?”.
Anh không muốn nói: “Không, những món này không ăn được nữa.”
Tôi hỏi lại: “Vậy tại sao bạn lại mua?”
Bạn tôi trả lời: “Bởi vì không ai có thể mua những món ăn rau đó. Nếu chúng ta không mua, hôm nay bà lão bán rau có lẽ sẽ không có thu nhập.” Cảm phục lòng tốt của người bạn nên tôi khi nào bắt gặp bà lão bán rau tôi cũng mua ít rau củ của bà.
Bà lão nói rất vui: “Tôi bán cả ngày rồi, chỉ có cậu mới chịu mua. Cám ơn nhiều”.
Vài nắm rau xanh mà tôi không thể ăn được đã dạy cho tôi một bài học quý giá. Trong cuộc sống này chúng ta đôi khi không cần làm nhưng việc tốt lớn lao, những điều nhỏ chúng ta làm cũng là sự giúp đỡ rất nhiều cho người khác. Một người có tấm lòng lương thiện có thể chạm đến trái tim của người khác. Chúng ta cho người khác lòng lương thiện, sẽ nhận lại được sự biết ơn và niềm hạnh phúc thật sự trong tâm của chính mình.
Câu chuyện: Phép màu đêm Giáng sinh
Trong đêm Giáng sinh hàng năm, là một công ty có truyền thống, chúng tôi sẽ liên hoan tiệc và tổ chức bốc thăm. Các quy tắc của trò chơi như sau: mỗi nhân viên được giữ lại 10 USD làm quỹ. Công ty có 300 người, nói cách khác, có thể quyên góp được tổng cộng 3.000 USD, ai may mắn bốc thăm có thể rinh toàn bộ số tiền về nhà.
Chà! Đây là một phần thưởng lớn! Mọi người đều mong chờ nó hàng năm, và năm nay chắc chắn không phải là ngoại lệ. Vào ngày quay số, cả văn phòng tràn ngập không khí sôi động, mọi người đều ghi tên mình vào tờ giấy và bỏ vào thùng quay kín. Tuy nhiên, lúc này, một nam thanh niên lại chần chừ khi viết.
Vì anh ấy nghĩ rằng con trai của người dì lao công vệ sinh trong công ty sắp mổ trong thời gian ngắn sắp tới đây nhưng không có tiền trả cho ca mổ khiến bà rất phiền lòng. Vì vậy, dù biết cơ hội trúng thưởng rất mỏng manh, cơ hội chỉ có 1/300, người thanh niên quyết tâm vẫn ghi tên dì lao công vào tờ giấy bạc.
Giây phút căng thẳng đến, ông chủ lấy tờ giấy được gập đôi trong thùng vé số, cuối cùng rút ra một tờ giấy bạc, người thanh niên cũng không ngừng cầu nguyện trong lòng: “Mong dì dọn dẹp trúng thưởng…” Sau đó ông chủ cẩn thận thông báo người trúng giải tên người đầu tiên.
Một điều kỳ diệu đã xảy ra! Người chiến thắng hóa ra là người dì dọn vệ sinh! Tiếng hò reo trong phòng làm việc, cô nhân viên dọn vệ sinh vội vã bước lên sân khấu nhận giải, cô cảm động và khóc vì sung sướng và xúc động nói: “Tôi thật may mắn! Với số tiền này, con trai tôi có hy vọng rồi!
Khi bữa tiệc bắt đầu, người thanh niên đang nghĩ về “phép màu Giáng sinh” này trong khi đi tới chỗ hộp quay số. Anh lấy ra một tờ giấy, thản nhiên mở ra, hóa ra đó cũng là tên của dì lao công! Người thanh niên rất ngạc nhiên, lần lượt lấy ra nhiều mảnh giấy, tuy nét chữ khác nhau nhưng tên đều giống nhau, đều là tên của người dì quét dọn! Đôi mắt của chàng thanh niên đỏ hoe, và anh ta hiểu rõ ràng rằng có một phép màu Giáng sinh trên thế giới là có thực, nhưng phép màu sẽ không từ trên trời rơi xuống mà con người đã tự động tạo ra nó!
Đọc xong hai câu chuyện này mà lòng tôi thấy ấm lại. Trong xã hội hiện đại ngày nay, khi chúng ta đang sống cùng với nền văn minh công nghiệp, mọi người ai cũng bận với công việc của bản thân mình, ít ai có thể quan tâm đến người khác. Đạo đức con người trở nên suy thoái ít quan tâm đến những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình, nhưng tất cả chúng ta đều hy vọng rằng nếu có điều kỳ diệu sẽ xảy ra với mình; thì cũng sẽ có điều kỳ diệu mang đến cho người khác, chúng ta đừng quên tiếp cận và giúp đỡ những người xung quanh. Dùng tấm lòng thiện tâm của bản thân để giúp những người có hoàn cảnh khó khăn. Cuộc đời là một vòng tuần hoàn, giúp đỡ người khác, sẽ là giúp đỡ chính mình.
Thanh Chân- Nguồn: secretchina