3 kiểu người tự đánh mất may mắn của chính mình
Trong cuộc sống của mỗi chúng ta ai ai cũng mong mọi sự đều được “thuận buồm xuôi gió” nhưng đôi khi những điều không hay xảy đến không hẳn do ông trời tạo thành mà do chính bản thân mình trong cách đối nhân xử thế.
1. Người tự lập không nghe lời khuyên của người khác
Chúng ta đều biết rằng nếu một người có chủ kiến của bản thân là điều rất đáng quý được mọi người tôn trọng. Vì tôn trong ý kiến của người khác cũng chính là tôn trọng mình. Nhưng trong cuộc sống có những lúc chúng ta cũng cần những lời khuyên của người khác để đưa ra cho mình lựa chọn đúng đắn. Người khác có quan tâm bạn họ mới đưa ra lời khuyên nhủ, có thể họ đã có kinh nghiệm trải qua sự việc trong cuộc sống.
Có một số người tính cách lại rất bảo thủ muốn giữ cái “tôi” của bản thân mà không muốn nghe lời khuyên của người khác. Những người như vậy cho rằng ý tưởng của họ luôn đúng, luôn tự cho mình là đúng, và cảm thấy rằng mọi thứ đều nằm trong tầm kiểm soát của họ.
Ví dụ như Hạng Vũ, vua của nhà Tây Chu, là một người tiêu biểu tôn trọng cho cái “tôi” bản thân, khi sinh ra đã cảm thấy không ai có thể đánh bại mình, và chính Lưu Bang, người mà ông ta không bao giờ coi là kẻ không làm nên cơ sự đã đánh bại mình.
2. Người ác ý không có tâm
Lòng tốt mà chúng ta đang nói đến có nghĩa là bạn phải từ bi, nhân ái, bạn nên quan tâm đến người khác trong mọi việc, ai cũng có những ham muốn ích kỷ vì lợi của bản thân, nhưng ít nhất bạn phải luôn giữ được một trái tim trong sáng.
Cổ nhân xưa tin rằng một khi một người mất đi trái tim thiện lương, trong sáng thì trái tim họ trở nên đen tối và xảo quyệt, người đó sẽ nhanh chóng trở nên không có bạn, bất lực và bị cô lập. Ngay cả khi người này có khả năng tài giỏi thì sớm muộn gì người đó cũng sẽ không được người khác quý trọng.
Người vô tâm giống như một trái tim bị đóng băng vậy, chỉ cần ở cạnh, người khác cũng cảm nhận được sự lạnh giá. Giữa con người với nhau sự quan tâm sẽ là chất keo gắn kết mọi người để hiểu nhau, và sẻ chia vui buồn, giúp đỡ nhau trong khó khăn hoạn nạn. Nếu bạn vô tâm với người khác, thì người khác cũng sẽ vô tâm với bạn. Một người như vậy sẽ tự khiến mình chói buộc trong sự cô đơn.
3. Người tấm lòng không bao dung
Cổ nhân xưa có câu nói rằng: “Biển có thể dung nạp trăm sông”. Ý muốn nói khuyên dạy cho người đời sau rằng, con người nên có tấm lòng bao dung độ lượng như biển vậy, là nơi thấp nhất mà có thể dung nạp được trăm sống mới trở nên rộng lớn.
Nếu không có tấm lòng bao dung, gặp sự việc gì cũng không bao giờ muốn chịu thiệt thòi một chút, không bao dung được người khác, không bao dung được những việc trái ý mình, không muốn nhường nhịn người khác thì người như vậy khó làm nên chuyện lớn. Dù có được một chút hời cũng chẳng được bao lâu, cuối cùng cũng chỉ tăng thêm ác ý với bản thân, người không có đức trong lời nói và tấm lòng, trong mắt người xưa, không phải là chuyện tích phước đức và phong thủy tốt cho chính mình.
Vì vậy, những người có ba khuyết điểm này nếu không muốn thay đổi chúng sẽ gặp nhiều điều không may mắn. Nếu có một tấm lòng sống rộng rãi bao dung phước lành sẽ tự nhiên đến! Hãy để lại cho người khác một nối đi cũng chính là để cho mình một bước để lùi. Người may mắn chỉ có bản thân mình mới tạo ra những phúc phận đó, nếu tâm một người không có thiện niệm ông trời cũng không thể giúp được.
Tâm An biên tập