7 mẹo dân gian sau đây sẽ giúp bạn loại bỏ mụn cóc hiệu quả ngay tại nhà
Trị mụn cóc bằng mẹo dân gian hiệu quả mà không tốn kém.
1. Tỏi
Tỏi có chứa chất allicin nhờ đó có tính kháng khuẩn và kháng nấm từ đó giúp chống lại virus HP hiệu quả. Bạn chỉ cần dùng nước của củ tỏi đã bị dập nát rồi thoa lên vùng da có mụn cóc. Giữ trong vòng 2 – 3 giờ đồng hồ, sau đó rửa sạch bằng nước ấm. Kiên trì thực hiện mỗi ngày để có được kết quả như ý.
2. Chuối
Lột vỏ quả chuối xanh, xát mặt trong của vỏ lên những nốt mụn cóc, sau đó không rửa nhựa chuối đi mà để nguyên như vậy, đến lần sau mới rửa rồi xát tiếp. Thực hiện ngày 2 lần đều đặn trong vài tuần, mụn sẽ bong ra.
3. Lá tía tô
Rửa sạch rồi giã nát một ít lá tía tô, đắp lên vùng da bị mụn cóc. Dùng vải quấn lại để cố định chỗ đắp lá. Nên đắp buổi tối để tránh dính nước hoặc các cử động làm xô lệch vết đắp. Đắp liên tục trong vài tuần sẽ thấy miệng mụn se lại, teo nhỏ và dần biến mất.
4. Giấm táo
Axit malic và lactic có trong giấm táo sẽ giúp làm mềm và “mài mòn” mụn cóc. Bạn cần kiên trì thoa giấm táo lên vùng da có mụn cóc 3 – 4 lần mỗi ngày.
5. Ngâm nước nóng
Ngâm mụn cóc trong nước nóng sẽ giúp làm mềm mụn cóc, chống lại các virus và ngăn ngừa nghiễm trùng. Bạn cũng có thể thêm vào một chút dấm trắng hoặc muối tinh để giúp điều trị hiệu quả.
6. Quả sung
Quả sung có chất chống oxy hóa và có khả năng kháng khuẩn
Quả sung có chất chống oxy hóa và có khả năng kháng khuẩn
Theo Đông y, quả sung vị ngọt, tính bình, đi vào Túc dương minh đại tràng và Túc thái âm tỳ. Có tác dụng tiêu thũng, giải độc, làm sạch ruột và tăng cường tiêu hóa… Sở dĩ quả sung được sử dụng để chữa mụn cóc là do trong thành phần của loại quả ngày giàu chất chống oxy, có khả năng kháng virus trong nước, có thể làm xẹp mụn cóc và ngăn chặn nhiễm trùng.
Cách sử dụng:
Chọn quả sung tươi nhiều mũ, cắt đôi để lấy nhựa và bôi trực tiếp nhựa sung lên những nốt mụn cóc. Để trong 30 – 45 phút, thực hiện mỗi ngày để thấy hiệu quả tốt nhất
Che chắn da cẩn thận, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời
7. Nha đam
Theo Đông y, nha đam vị đắng, tính mát có công dụng thanh nhiệt, giải độc, cầm máu, mát huyết nhuận tràng. Nha đam cũng giàu vitamin và khoáng chất, không chỉ vậy, nha đam còn chứa glycoprotein có tác dụng làm lành vết thương, chống viêm, giảm dị ứng, đẩy nhanh quá trình hồi phục của da.
Cách sử dụng:
- Làm sạch vùng da bị mụn cóc bằng nước muối sinh lý 0,9% (có thể mua ở tiệm thuốc tây) hoặc dùng nước muối pha loãng (theo tỷ lệ 0,9g muối/1 lít nước), dùng khăn mềm lau khô.
- Lấy nha đam tươi, gọt bỏ lớp vỏ bên ngoài, bôi trực tiếp gel nha đam lên vùng bị mụn cóc rồi băng lại. Sau 2 – 3 tiếng thì tháo ra rửa sạch, thực hiện mỗi ngày 2 lần, liên tục 2 – 4 tuần để thấy hiệu quả.
- Lấy một ít nha đam tươi, nấu lấy nước uống mỗi ngày, sử dụng liên tục cho để nâng cao sức đề kháng và nhanh chóng loại bỏ virus HPV.
Lưu ý: Không dùng cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú. Không uống nha đam khi bị tiêu chảy vì nha đam có tác dụng nhuận tràng, kích thích tiêu hóa.
Trên đây là 7 phương pháp giúp trị mụn cóc hiệu quả tại nhà.
Nguồn: thanhnien.vn
Quang Minh biên tập