7 tội ác lớn nhất trong tôn giáo phương Tây, đâu là tội ác đầu tiên?
Các tôn giáo phương Tây chia “ác hành” của nhân loại thành 7 cấp độ, từ nặng đến nhẹ, chính là: kiêu ngạo, đố kị, thịnh nộ, lười biếng, tham lam, ham ăn và sắc dục. Mà ở đây, tính kiêu ngạo được xếp đầu tiên, tâm lý học cũng phát hiện ra rằng, nhân cách tương ứng với tâm kiêu ngạo chính là sự tự ái.
Một người nếu vì lòng tự ái mà kiêu ngạo, thậm chí có thể làm ra những hành độc tàn ác nghiêm trọng hơn cả tật đố, đặc biệt với một người tu luyện, nếu ôm giữ tâm kiêu ngạo mà không tu khứ sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường, rất có thể mang lại tai họa lớn cho bản thân.
Câu chuyện về Vương tử Đề Bà Đạt Đa sẽ giải thích cho vấn đề này, sau khi Đề Bà Đạt Đa tu Phật không buông bỏ được lòng kiêu ngạo, không những không tu thành, cuối cùng còn bị đọa vào địa ngục. Theo ghi chép lịch sử, vào thời Đức Phật Thích Ca, có một người tên là Đề Bà Đạt Đa. Ông là đường đệ của tôn gia Đức Phật Thích Ca, thân phận như một Vương tử, có thân hình cao ráo, khôi ngô.
Ông xuất gia và trở thành đệ tử của Đức Phật Thích Ca. Người ta kể rằng khi Đề Bà Đạt Đa gặp Đức Phật Thích Ca và xin xuất gia, ông đã mặc một bộ y phục quý giá và lộng lẫy, cưỡi trên một con voi châu báu với chiếc khăn rằn ri vàng. Hành động của ông như muốn cho thế gian thấy rằng: “Các ngươi hãy nhìn xem, một hoàng tử giàu có và quyền lực như ta đây muốn xuất gia”. Từ hành động này, cũng có thể thấy tâm hiển thị của ông rất mạnh mẽ.
Sau khi xuất gia, ông đã thể hiện rất tốt trong mười hai năm đầu. Theo kinh Phật, Đề Bà Đạt Đa là người “thông thái và học rộng, mười hai năm ngồi thiền nhập định, tâm tình trong lay chuyển”, “đối với Phật Pháp thì tín kính và có nội tâm thanh tịnh”, “xuất gia làm sư, thiện tâm tu hành ”. Trong “Đại Đường Tây Vực Ký” do Huyền Trang, một nhà sư lỗi lạc thời Đường, được dân gian gọi là “Đường Tăng” viết, cũng có ghi lại rằng: “Trong phòng đá lớn, Đề Bà Đạt Đa nhập định”. Hơn nữa, trong mười hai năm tu hành, Đề Bà Đạt Đa còn sở hữu một công năng mạnh mẽ.
Một người có thân phận cao quý như Đề Bà Đạt Đa trước khi xuất gia: Đường đệ của Thích Ca Mâu Ni, Vương Tử, cùng với biểu hiện giỏi giang và những công năng to lớn, đã khiến ông nhận được rất nhiều sự tôn sùng mù quáng từ các cư sỹ cho đến tăng nhân: Ví như, Xá Lợi Phất – một trong những đệ tử bậc nhất của Đức Phật Thích Ca, thậm chí đã đặc biệt đích thân đến Vương Xá Thành để ca ngợi Đề Bà Đạt Đa: “Đại tính xuất gia, thông minh, có thần lực to lớn, tướng mạo phi phàm”, “thần thông quảng đại, uy lực to lớn”.
Hoàng tử Ajashi của Vương quốc Madhadha, người nổi tiếng trong giới cư sĩ, đã tán dương và ca ngợi Đề Bà Đạt Đa đến mức độ vô hạn, đồng thời cung cấp một bữa ăn hảo hạng gồm năm trăm cái vạc cho Đề Bà Đạt Đa và những người theo ông.
Còn Đề Bà Đạt Đa, vì chấp trước vào danh lợi nơi thế gian, nên đối với những lời khen ngợi, ngưỡng mộ và sùng bái một cách mù quáng và thái quá, tất cả đều vui vẻ chấp nhận.
Bằng cách này, chấp trước về danh vọng và sự giàu có trên thế giới của Đề Bà Đạt Đa từ từ “ăn mòn” nội tâm của ông, và ông ngày càng trở nên tự cao hơn, thậm chí còn nói: “Đám đông vây quanh ta”, luôn cảm thấy tự mình cao minh hơn người khác. Ông bắt đầu nảy sinh tâm ghen tị với Đức Phật Thích Ca, dần dần “lòng tham mãnh liệt, gây ra đủ loại phản loạn, và sau đó dần trở nên không thể cứu vãn được nữa”.
Một lần nọ, Đề Bà Đạt Đa đến gặp Đức Phật Thích Ca và nói rằng: Đức Phật Thích Ca niên sự đã cao, nên giao tăng đoàn cho Đề Bà Đạt Đa dẫn dắt. Đức Phật Thích Ca đã nghiêm khắc từ chối ông và nói: “Xá Lợi Phật và Mục Kiền Liên có đại trí huệ và đại thần thông, cớ sao ta có thể giao cho một tên ngu xuẩn như ngươi được?” Đồng thời, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cũng tuyên bố rằng: Tất cả những gì Đề Bà Đạt Đa làm từ nay về sau mà nhân danh Phật Đà, Phật Pháp, Tăng Đoàn thì Đề Bà Đạt Đa tự chịu trách nhiệm, Thích Ca Mâu Ni sẽ không thừa nhận.
Tuy nhiên, do sự sùng bái Đề Bà Đạt Đa một cách mù quáng, nhiều đệ tử Phật giáo đã không hiểu rõ về Đề Bà Đạt Đa sau khi nghe Sư Tôn tuyên bố trước công chúng rằng Ngài sẽ không còn công nhận Đề Bà Đạt Đa nữa. Họ vẫn tôn thờ Đề Bà Đạt Đa, thậm chí có người còn nghĩ rằng Đức Phật Thích Ca nói như vậy vì họ ghen tị với Đề Bà Đạt Đa.
Trong kinh Phật có ghi chép như vậy: Một lần Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ra ngoài cầm bát đi hóa duyên, Ngài nhìn thấy Đề Bà Đạt Đa từ xa đến. Đức Phật Thích Ca không muốn nhìn thấy tên tội nhân chấp mê bất ngộ, nên Ngài đã tránh Đề Bà Đạt Đa. Khi người đệ tử mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dẫn theo thấy Sư phụ làm việc này, anh ta đã hỏi Sư phụ: Có phải vì Đề Bà Đạt Đa là một nhà hiền nhân vĩ đại, nên Ngài đã tránh mặt và nhường đường để thể hiện sự tôn kính Đề Bà Đạt Đa? Có thể thấy nhiều đệ tử lúc đó vẫn còn mê muội, không tín tâm vào Sư tôn, không thể nhận ra hành động của Đề Bà Đạt Đa.
Cứ như vậy, Đề Bà Đạt Ma ngày càng trở nên xấu tệ. Ông đã nhiều lần cử người hãm hại Đức Phật Thích Ca, không ngờ những người mà ông cử đến đều bị cảm hóa và khuất phục bởi Đức Phật Thích Ca. Sau đó Đề Bà Đạt Đa sử dụng rượu để làm say một con voi, và khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cầm bát đi hóa duyên, ông đã thả con voi say để làm hại Phật Thích Ca Mẫu Ni.
Một số đệ tử mà Đức Phật Thích Ca dẫn đi theo khi thấy con voi say thì đã vội vàng bỏ chạy, một số bước tới để bảo vệ Sư Tôn bằng cả mạng sống của mình. Không ngờ, sau khi con voi say rượu chạy đến, thấy Phật Thích Ca, thật sự quỳ gối và lấy mũi liếm chân Phật.
Từ đó, Đề Bà Đạt Đa đã không còn được lòng dân chúng, bị công chúng lên án mạnh mẽ nhưng vẫn có một số người theo ông một cách mù quáng, “chấp mê bất ngộ”. Chẳng bao lâu, Hoa Liên Sắc, một trong những nữ đệ tử của Đức Phật Thích Ca, đến thuyết phục Đề Bà Đạt Đa, nói rằng sau này nên xưng tội với Đức Phật, cải tà quy chính, nhưng đã bị Đề Bà Đạt Đa đánh chết.
Để thỏa mãn dục vọng của mình, Đề Bà Đạt Đa tự nhận mình là một bậc thầy, và bày ra nhiều việc ” là giả mà giống như thật”, khoắc lên bộ mặt nhìn có vẻ cao siêu, huy hoàng. Một số tăng nhân mới xuất gia và không biết nhiều về Phật Pháp đã tán đồng với ông, và do đó đứng về phía Đề Bà Đạt Đa.
Đề Bà Đạt Đa đi đến Núi Gaya. Tuy nhiên, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thương xót những người mới xuất gia này, đã cử các đệ tử của Ngài là Xá Lợi Phật và Mục Kiền Liên đuổi theo họ và thuyết phục họ trở quay trở về con đường chính, khuyến Thiện, và cuối cùng đã giúp họ nhận ra rằng, Đề Bà Đạt Đa đang làm loạn Pháp. Những người này đã quay lại với con đường tu luyện Phật Pháp, sám hối trước mặt Thích Ca Mâu Ni.
Cuối cùng, mọi âm mưu ác độc của Đề Bà Đạt Đa đều thất bại, ác nghiệp cuốn thân và chết trong đau đớn, tội lỗi. Sau khi cuộc sống tồi tệ của mình kết thúc, ông đã bị đọa vào địa ngục.
Đề Bà Đạt Ma từ một đệ tử Phật có biểu hiện tốt, danh vọng cao nhưng cuối cùng lại biến thành một kẻ ác, sa vào địa ngục sau khi chết. Đây thực sự là điều tiếc nuối và bài học vô cùng lớn lưu lại cho rất nhiều người lúc bấy giờ.
Đức Phật Thích Ca cũng đã nói: Nếu vua Ajashi, không cung cấp cho Đề Bà Đạt Đa năm trăm vạc thức ăn hảo hạng, thì ông rốt cuộc đã không làm điều ác như vậy. Chính vì sự tôn sùng và khen ngợi mù quáng khiến Đề Bà Đạt Đa cảm thấy dương dương tự đắc, kiêu ngạo, luôn cho mình cao minh hơn người khác, từ đó làm ra những hành động sai trái, cuối cùng bị đọa xuống địa ngục.
Lan Hòa
Nguồn: Secretchina