Người có thể ước chế nóng giận thì phúc lành sẽ đến
Người có tính tình cáu gắt nóng nảy thường công việc khó đạt được như ý, biết thu mình lại có tâm trạng tốt và thái độ ổn định, phước lành khác nhau sẽ đến một cách tự nhiên.
Người ta hay ví tức giận và ngu ngốc là hai người anh em luôn đi bên nhau mà không bao giờ tách rời, khi cơn tức giận đến thì đồng thời chúng ta bị mất hết chỉ số IQ. Những người thường xuyên bị cảm xúc tức giận chi phối chỉ có thể là nô lệ cho nó trong suốt cuộc đời. Một người bình tĩnh, bởi vì họ có thể kiểm soát được bản thân, tự nhiên tránh được những cạm bẫy tình cảm.
Nhà triết học Hy Lạp cổ đại Aesop đã từng nói: “Con người cần phải hòa nhã, không nên nóng giận thái quá, vì tức giận thường sinh ra tai họa lớn.” Khi một người tức giận, đồng nghĩa với việc tai họa cũng sẽ ập đến. Bởi vì tức giận có thể khiến người ta mất lý trí, và những quyết định đưa ra theo sự bốc đồng đều là sai lầm. Tính khí tốt là một tài sản cần có trong cuộc sống. Khi một người có thể tu dưỡng khí chất tốt, người đó đương nhiên có phúc khí cả đời!
Đối xử lạnh lùng là khôn ngoan nhưng cũng là tu dưỡng
Có người nói rằng: “Nhẫn được một lúc, khỏi lo mối lo trăm ngày”. Nếu có thể nhẫn nhịn, việc to lớn khiến bạn nóng giận hôm nay sẽ thành chuyện ngày mai, việc lớn năm nay sẽ thành chuyện năm sau, sau khi hết cảm xúc tức giận thì những việc lớn tưởng chừng to tát lúc ban đầu thực ra chẳng là gì cả.
Nếu tiết chế được cảm xúc thì sẽ dễ dàng giải quyết được vấn đề, thậm chí vấn đề lớn cũng trở thành vấn đề nhỏ, việc nhỏ cũng có thể được hoá giải. Những việc phức tạp có thể xử lý đơn giản, những việc đơn giản sẽ không trở nên phức tạp.
Ai đó đã nói rằng: “Tính khí xấu giống như một con dao sắc. Chính người thân thiết nhất của chúng ta thường là người làm tổn thương chúng ta nhiều nhất”. Tại sao chúng ta dễ cáu giận với những người thân thiết hơn là người lạ? Có lẽ bởi vì chỉ những người thân thiết nhất mới tha thứ cho chúng ta, vì họ đã hiểu được những yếu nhược mà chúng ta hay mắc phải.
Đến công ty nếu chúng ta mất bình tĩnh với người quản lý, chúng ta có thể bị mất việc làm, nếu nóng giận với đồng nghiệp chúng ta rất có thể sẽ bị loại khỏi cuộc chơi, đứng trước khách hàng nếu mất bình tĩnh chúng ta có thể bị mất quyền lợi, nóng giận với người qua đường chúng ta rất dễ bị trả thù…
Vì vậy, trong môi trường lớn hơn, chúng ta học được cách bình tĩnh và kiềm chế trước người ngoài, nhưng khi trở về nhà lại luôn không để ý đến người thân. Trong khi chỉ có người thân đang chăm sóc chúng ta hàng ngày, bởi vậy không nên tự phụ mà hãy biết quý trọng hơn. Người thân là những người đáng để mềm lòng nhất, chúng ta không nên để sự nóng nảy của mình làm tổn thương họ. Khi một người có thể để lại được phúc khí cho người thân thì gia đình mới có thể hòa thuận, hạnh phúc!
Kiềm chế sự nóng giận
Napoleon đã từng nói: “Một người có thể kiểm soát cảm xúc của mình vĩ đại hơn một vị tướng có thể thu phục thành phố”. Bởi vì ai cũng có tính nóng nảy, mất bình tĩnh dẫn đến nóng nảy là bản năng của mỗi người, có thể kiềm chế được nó hay không phụ thuộc vào năng lực họ.
Truyền thuyết kể rằng ở Tây Tạng cổ đại, có một người đàn ông tên là Aidiba, người thường chạy quanh nhà và đất của mình ba lần mỗi khi nổi giận. Khi những người khác hỏi tại sao anh lại làm điều này, anh không trả lời. Chỉ sau mỗi lần chạy, anh ấy đã làm việc chăm chỉ hơn. Vì thế mà anh ta ngày càng có nhiều nhà cửa hơn.
Cho đến một ngày, Aidiba tóc đã bạc nhưng lại nổi trận lôi đình, ông vẫn chống gậy đi lại trên mặt đất ba vòng. Sau khi đi xong, mặt trời đã lặn, thấy ông ngồi thở hổn hển, người trong nhà không nhịn được hỏi ông: “Sao khi giận ba phải chạy khắp nhà vậy?”
Sau đó, Aidiba mới nói về điều mà ông đã cất giữ trong lòng bấy lâu: “Ngày còn nhỏ, khi giận ai đó, tôi đã chạy quanh nhà ba lần, tôi vừa chạy vừa nghĩ, nhà mình nhỏ như vậy, làm sao mà đủ tư cách? Tại sao lại tức giận? Vậy thì hãy làm việc chăm chỉ. Bây giờ còn giận người nữa, mỗi lần đi xong lại thấy nhà cửa đất rộng thế này sao lại đi làm phiền người khác? Nghĩ thế này thì giận mất khôn.”
Không thể có một người sống cả đời mà không có tức giận. Có người tức giận ngay cả khi không muốn, có người biết dùng thời gian tức giận để tìm phương cách sống cho mình, họ nghĩ rằng làm những việc có ích sẽ tốt hơn việc cáu giận với người khác.
Cuối cùng, những người mất bình tĩnh sẽ không làm gì và mọi thức kết thúc bằng sự nóng giận, những người có thể kiểm soát cảm xúc của mình biến sự tức giận thành động lực và tiếp tục tiến về phía trước. Khi một người có thể kiềm chế tính nóng nảy của mình, người đó thật tuyệt vời. Bởi đằng sau khí chất tốt, người đó phải có một tâm hồn rộng lớn và khuôn mẫu phi thường.
Phàn nàn không bằng làm việc chăm chỉ, tức giận không bằng ngay thẳng, chỉ khi bạn có thể kìm nén được tính khí của mình, bạn mới trở thành một người tốt! Tính tình tốt, phúc khí tự nhiên sẽ đến.