Chân thành là chiếc đũa thần tạo nên tình thân ái
Cuộc sống nếu không có niềm tin thì sẽ không bao giờ là mãi mãi, và nếu không có lòng chân thành thì mọi thứ cũng bằng không. Ở đời, quan trong không phải là bạn nói thế nào, mà lời bạn nghe chân thành đến bao nhiêu.
Chỉ những người đã học được quyền năng của sự chân thành và cống hiến vị tha mới trải nghiệm được niềm vui sâu sắc nhất của cuộc đời, mới có được sự viên mãn thăng hoa.
Hãy cùng trải nghiệm những điều thú vị để tận hưởng và đón nhận những điều trân thành trong cuộc sống:
Không chỉ trích oán trách hay than phiền
Những người bạn gặp trên cuộc đời sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn, dù tốt hay xấu họ sẽ tặng bạn những kinh nghiệm sống hết sức tuyệt vời. Chính vì thế đừng lên án, chỉ trích hay than phiền ai cả, thậm chí nếu ai đó làm tổn tương bạn, phản bội hay lợi dụng lòng tốt của bạn, hãy cứ tha thứ cho họ.
Bởi vì có thể chính vì nhờ có họ mà bạn học được cách khoan dung, chỉ trích một người là việc không khó. Vượt lên sự phán xét ấy để cư xử rộng lượng, vị tha mới là điều đáng tự hào.
Thành thật khen ngợi, cảm kích người khác
Biết khen ngợi và cảm ơn những người xung quanh một cách chân thành chính là chiếc đũa thần tạo nên tình thân ái và nguồn động viên tinh thần to lớn.
Đó là niềm vui của những người đang được quan tâm, công nhận và yêu thương. Một người nhận đười lời động viên chân thành sẽ tự nhiên sửa đổi những tính xấu để trở nên hoàn thiện hơn. Một nhà triết học người Mỹ đã viết: “Động cơ thúc đẩy sâu sắc nhất trong mỗi con người là sự khao khát được thể hiện mình”.
Chân thành quan tâm đến người khác
Khi chúng ta cố gắng quan tâm đến người khác chỉ để người ấy chú ý đến mình, chúng ta sẽ không bao giờ có được những người bạn thật sự chân thành. Nếu muốn có một người bạn thật sự thì hãy nghĩ và làm điều gì đó cho họ, dành cho họ thời gian và sự quan tâm không vụ lợi.
Hãy luôn nhớ rằng: Bạn có hai cánh tay, một là để giúp mình và một là để giúp người khác. Có câu nói: “Một người có thể thành công trong hầu hết mọi chuyện nếu anh ta có một lòng nhiệt tình vô hạn”
Lắng nghe người khác, khuyến khích người khác nói về họ
Trong Hán ngữ chữ nghe được cấu thành từ 5 bộ: Tai, mắt, tim, mục và vua( 耳 十 罒心王) tạo thành chữ (聽 – Tīng ), nghĩa Hán Việt là Nghe.
Bộ nhĩ (耳): Tai; Bộ mục(罒): Mắt; Bộ xin (心): Tim; Bộ vương (王).
Lắng nghe ý muốn nói với chúng ta là luôn cần mở rộng tai, mắt, tấm lòng, hoà làm một với người đang giao tiếp, và cho họ thấy được sự quan trọng của họ. Muốn có tài ăn nói thì phải chăm chú lắng nghe, muốn người khác quan tâm thì bạn hãy quan tâm đến người khác, hỏi những câu mà họ thích trả lời, bởi vì sự cảm thông chia sẻ mạnh hơn lời nói, và niềm vui cùng với sự chân thành sẽ thật sự bền vững khi họ biết quan tâm.
Sự im lặng du dương hơn bất kỳ bản nhạc nào, càng trong tĩnh lặng ta càng nghe được nhiều hơn.
Cách giải quyết tranh cãi nhanh nhất là đừng để nó xảy ra
Đức Phật dạy: “Oán không bao giờ diệt được oán, chỉ có tình thương mới thay thế được oán, tranh cãi không giải quyết được bất hoà, chỉ có lòng khoan dung nhìn nhận sự việc bằng quan điểm của đối phương mới hoà giải được.” Nếu bạn sai, nhanh chóng thừa nhận lỗi lầm
Nhượng bộ không phải hạ mình, nhận lỗi không phải nhục nhã, nếu bạn không thể ngẩng đầu cao và thừa nhận lỗi lầm của mình, thì lỗi lầm ấy sẽ khống chế bạn. Việc thừa nhận lỗi lầm không chỉ khiến người khác tôn trọng bạn, mà nó còn phát triển tự trọng của bản thân mình.
Nhìn nhận sự đóng góp của người khác một cách công bằng cho dù đó là những lời góp ý nhỏ nhặt nhất.
Lời khen như một tia nắng mặt trời.
Những lời khen ngợi đến từ tình yêu thương không khiến ta trở nên kiêu căng, mà khiến ta biết khiêm tốn hơn, nó cần thiết cho muôn loài, trong đó có sự phát triển của con người. Vậy cớ gì chúng ta lại hay dùng những lời sắc lạnh như dao cắt để phê phán người khác, tại sao lại tiếc những người thân của mình những lời ấm áp.
Nhưng lời khen cũng phải thể hiện sự chân thành chứ không phải những lời sáo rỗng, nghe cho êm tai. Một tiềm năng đều nở hoa trong lời khen và héo tàn trong lời chỉ trích, nụ cười ấm áp và cái vỗ vai đơn thuần của bạn có thể cứu một con người đang bên bờ vực thẳm.
Nói lên sự thật luôn là điều cần có để có sự giao tiếp chân thành. Nhưng đôi khi, chúng ta cần cân nhắc đến cách thức nói ra sự thật, để tránh việc biến sự thật khách quan trở thành thứ vũ khí làm tổn thương người đối diện.
Từ Thanh