Có một loại thuốc chữa bách bệnh, đó chính là đạo đức
Phương thuốc tốt để chữa bách bệnh và thảm họa trên đời chỉ có thể là đạo đức, con người không nên làm điều gian ác, dối trá, thị phi, biết giữ gìn lối sống thanh khiết và bảo trì phẩm đức, thì có thể vượt qua mọi thời khắc khó khăn.
Xưa nay không ít người đi khắp núi Nam, bể Bắc, để cầu tìm cho mình phương thuốc chữa lành bệnh tật, giải trừ sự đau khổ của bản thân. Cũng không ít người đi hết đền này, chùa kia nhưng vẫn không thể giải quyết tận gốc vấn đề của bản thân.
Nhưng tưởng chừng xa tận chân trời, mà lại gần ngay trước mắt, linh đan diệu dược giải trừ bách bệnh, giải vạn tai ương ở ngay trong tâm khảm của mỗi chúng ta. Đó chính là sự thiện lương, hay nói cách khác đó chính là “đạo đức”.
Trong “Chuyện cổ Phật giáo” có một câu chuyện kể lại rằng: Khi xưa có người đàn ông nọ, sống trong một hoàn cảnh khá sung túc. Nhưng trong tâm ông lại luôn cảm thấy rất bất an. Một ngày nọ, ông ta quyết định đi tìm gặp Đức Phật để hỏi cho ra nhẽ.
Khi gặp Đức Phật, ông ta quỳ trước Đức Phật, vừa khóc lóc thảm thiết mà rằng: Thưa Phật tổ! Ngài sao lại nhẫn tâm như vậy? Ngài khiến cho tôi bận bịu suốt cả ngày, mà không làm được việc gì. Tối đến, tôi cứ như người mất hồn, mất vía, trong tâm luôn nơm nớp lo sợ, không lúc nào là không sống trong khổ đau, dằn vặt.
Nghe xong, Phật Tổ bèn hỏi: Vì sao lại như vậy?.
Ông ta thưa rằng: “Ban ngày, vì kiếm tiền để có bát cháo cầm hơi, tôi phải nói ra rất nhiều lời ngon ngọt dối trá. Tôi đã làm rất nhiều chuyện xấu trái với lương tâm của mình, chỉ vì miếng cơm manh áo. Hơn nữa, tôi làm gì cũng không thể tập trung cho được.
Mỗi khi đêm về, tôi lại thức trắng đêm không tài nào chợp mắt được, cứ như sống trong địa ngục trần gian vậy. Thưa Phật tổ!. Cuộc sống vốn đã rất khó khăn, Ngài vì sao còn muốn tra tấn người ta thậm tệ đến thế kia chứ?
Phật tổ ôn tồn, nói: Nhà ngươi chỉ vì một bát cháo cầm hơi, mà đi lừa gạt người khác. Đó không phải là con đường sinh tồn chân chính của con người. Ta là từ bi mà không bao giờ đẩy con người vào đường cùng. Nay ta thấy trong tâm của ngươi ẩn chứa toàn độc dược, cần phải có một loại thuốc giải đặc biệt để loại trừ nó đi.
Người kia mừng rỡ, vội vàng cất tiếng hỏi: Đó là Thần dược chi vậy? Xin Ngài hãy cho tôi biết thuốc đó tên là gì, để tôi đi mua về uống thử.
Phật tổ mỉm cười, nói: Thuốc đó chính là ‘Đạo đức’. Đạo đức chính là linh dược hiệu nghiệm nhất có thể chữa được bách bệnh.
Vị thí chủ ngước nhìn lên thấy Phật tổ tọa trên đài sen lung linh, khắp thân tỏa ánh hào quang rực rỡ, khuôn dung tươi tỉnh toát lên vẻ từ bi hồng đại. Người kia bừng tỉnh chắp tay bái tạ Đức Phật.
Qua câu chuyện này có thể thấy: Con người mắc bệnh không phải vô duyên vô cớ, mà là có một loại sinh mệnh gây ra, cầu Thần Phật giúp đỡ là giải pháp tốt nhất, nhưng cách tốt nhất để thể hiện lòng thành với Thần Phật chẳng phải chính là tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức mà Thần Phật đặt ra.
Câu chuyện thứ hai là: Hoà thượng Nhạc Hoằng ở chùa Cao Minh thời đầu triều Minh cuối triều Thanh chuyên quản các việc về ngân khố, tuy nhiên ông thường không tuân thủ quy tắc, khấu hụt vật tư của người khác, không có chuyện xấu nào không dám làm.
Nhạc Hồng ngày ngày tự vào kho thực phẩm lén lút lấy đồ ăn nấu riêng cho mình, không chia cho mọi người, hơn nữa còn trộm lấy thóc gạo ngũ cốc cho tự mình sử dụng. Sự việc kéo dài trong một năm.
Cho đến đêm ngày Tết Nguyên Đán năm mới, Nhạc Hoằng nằm mộng thấy Thần linh cắt lưỡi của mình. Mùng bốn ông thực sự mắc bệnh nặng không thể chữa trị, tính mạng cận kề với cái chết.
Nhạc Hoằng biết mình trúng bệnh vô cùng thất kinh lo sợ, vội vã đem bán hết quần áo vật tư của mình, đem tiền đến trước mặt mọi người xin tạ tội, nói rõ ngọn ngành đầu đuôi câu chuyện, đồng thời xin từ chức giám sát ngân khố, bệnh của ông từ đó không trị mà khỏi.
Một câu chuyện khác là: Một cư sĩ tên là Vương Nguyên Kiến ở Hàng Châu thời Minh mạt (đầu nhà Thanh) đã tự thân chứng kiến một câu chuyện như sau: Có nhà nông trong làng nọ sở hữu rất nhiều ruộng đồng, tuy nhiên ranh giới vị trí của chúng lại lẫn lộn với ruộng đất của một nhà họ Chúc. Nhà họ Chúc này cậy có quyền có thế dùng mọi thủ đoạn âm mưu chiếm lấy phần đất của nông phu kia.
Dân mọn không có tiếng nói, muốn kiện cáo cũng chẳng có cửa, hoàn toàn cảm thấy bất lực. Vị nông phu này phát thệ kiếp sau xin hóa thành con rắn đến cắn lão gia nhà họ Chúc, vì báo thù mà nảy sinh tâm oán hận.
Nói dứt lời, ngay lập tức người ông mắc phải trọng bệnh, sau đó vội vã thuê người đóng sẵn quan tài cho mình, còn đặc biệt dặn người thợ đó đục thêm một cái lỗ huyệt. Anh thợ mộc thấy vậy không hiểu nổi, bèn đi hỏi dân làng và được kể từ đầu chí cuối rất chi tiết nguyên cớ sự việc.
Anh thợ mộc nghe xong vội vã báo với nhà họ Chúc. Chúc gia nghe xong cảm thấy vô cùng hối hận, liền đến nhà người nông phu nọ để trả lại khế ước đất, đồng thời còn gửi thêm tiền phí trị bệnh. Người nông phu thấy vậy cảm động tuôn lệ, trong lòng cũng cảm thấy ăn năn xấu hổ, từ miệng nhổ ra một con rắn nhỏ, bệnh lập tức liền khỏi.
Giống như việc con người mắc bệnh, tai họa trên đời cũng không phải vô duyên vô cớ, là có Thần linh an bài, có thoát khỏi tai họa hay không đều liên quan đến đạo đức của con người, người tốt thì không nằm trong kiếp nạn.
Vương Lão Thực cả đời sống thẳng thắn, tôn thờ Thần Phật, buôn bán công bằng và đối xử tốt với người tu luyện, nên ông đã tích được nhiều công đức. Vì vậy ông có thể nhìn thấy quá trình sắp đặt của thảm họa và lý do mà ông tránh được chúng, đây cũng là Thần linh khuyến khích ông làm việc tốt nhiều hơn nữa.
Phương thuốc tốt để chữa bách bệnh và thảm họa trên đời chỉ có thể là đạo đức, một tiêu chuẩn đạo đức được Thần Phật công nhận, điều kiện tiên quyết là tin tưởng Thần Phật, lễ kính Thần Phật, từ tiền đề này thì mới có thể nói đến đạo đức chân chính.
Con người không nên làm điều gian ác, dối trá, thị phi, biết giữ gìn lối sống thanh khiết và bảo trì phẩm đức, thì có thể vượt qua mọi thời khắc khó khăn của lịch sử.
Nguồn: Secretchina
Huy Hiếu