8 thói quen xấu dẫn đến ung thư
Có thể nói rằng hơn 90% nguyên nhân dẫn đến ung thư đến từ yếu tố con người và thường có liên quan đến những lối sống không tốt. khoảng 1/3 liên quan đến hút thuốc là, 1/3 liên quan đến nhiễm trùng và môi trường sống, 1/3 liên quan đến chế độ ăn uống và chỉ khoảng 1 – 3% các khối u liên quan đến di truyền.
Dưới đây là 8 thói quen xấu dẫn đến ung thư
1. Không ăn rau và hoa quả
Ăn thịt mà không ăn rau, hoa quả đã trở thành vấn đề phổ biến của người hiện đại. Điều này có thể dẫn đến ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt và các bệnh ung thư khác.
Rau và trái cây chứa nhiều chất xơ có thể lấy đi các chất độc hại ở ruột. Thường xuyên không ăn trái cây và rau quả sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư ruột.
Rau và hoa quả cung cấp lượng vitamin cần thiết cho cơ thể. Việc không ăn rau xanh và hoa quả tươi dẫn đến thiếu vitamin trong cơ thể. Đây là nguyên nhân quan trọng khiến chúng ta mắc các bệnh ung thư.
Lời khuyên: Chúng ta nên ăn 400 gram rau và không quá 75 gram thịt một ngày.
2. Thức khuya
Trung tâm khoa học nghiên cứu ung thư Anh quốc đã nghiên cứu hơn 1000 bệnh nhân ung thư với đô tuổi từ 30 đến 50 từ khắp nơi trên thế giới và phát hiện ra rằng 99,3% trong số họ thức cả đêm và chỉ nghỉ ngơi sau đầu giờ sáng.
Thức khuya một mặt sẽ gây rối loạn đồng hồ sinh học, mặt khác ánh đèn ban đêm sẽ phá hủy sự hình thành melatonin trong cơ thể con người. Đây là một hoocmon có tác dụng gây buồn ngủ và duy trì nhịp sinh học của cơ thể người và tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể. Khi đồng hồ sinh học của bạn bị rối loạn sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và gây ra các bệnh ung thư máu, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt,…
Lời khuyên: Cần ngủ đủ giấc, đi ngủ và thức dậy cùng lúc một lúc mỗi ngày. Nến bạn cần làm thêm giờ đến sáng thì nên tìm phòng có rèm cản ánh sáng để ngủ sau khi làm việc xong, như vậy sẽ giúp cơ thể bạn dễ dàng sản sinh ra melatonin.
3. Ít vận động
Không thường xuyên tập thể dục và ít vận động tại nơi làm việc. Đây không chỉ là nguyên nhân dẫn đến mắc các bệnh xương khớp và còn gây ra các bệnh ung thư. Các chuyên gia Đức chỉ ra rằng lượng tế bào miễn dịch tăng lên khi hoạt động của cơ thể tăng lên. Khi tế bào miễn dịch ít làm tăng nguy cơ ung thư. Các nghiên cứu chỉ ra rằng những người ít vận động có ung thư ruột già cao hơn 40 – 50% so với những người tập thể dục thường xuyên, và tăng khả năng mắc ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới.
Lời khuyên: Trong hai giờ làm việc bạn nên hoạt động, đứng dậy hoặc đi lại trên 15 phút
4. Thường xuyên uống nước nóng
Nhiều người thích pha một tách trà Kungfu ( một nghệ thuật pha trà của Trung Quốc ) trong thời gian rảnh rỗi, loại trà này uống khi còn rất nóng này có thể gây ung thư thực quản. Nước nóng làm bỏng niêm mạc thực quản, gây viêm niêm mạc, viêm thực quản,… lâu ngày có thể gây ung thư. Các cuộc điều tra cho thấy, người vùng Kazakhstan ở Tân Cương thường thích uống sữa nóng, người ChaoShan thích trà Kungfu và người dân vùng núi Taihang thích ăn cháo nóng. Hiện tại, những khu vực này có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư thực quản, tim mạch.
Lời khuyên: Không nên uống hoặc ăn thức ăn khi còn quá nóng, nên để nguội một thời gian trước khi ăn.
5. Tâm trạng không ổn định
Đối với, người mà cảm xúc dễ dàng thay đổi, hay những người bị căng thẳng trong thời gian dài, hoặc bị trầm cảm, khó thể hiện cảm xúc là nguyên nhân dẫn đến ung thư vú và buồng trứng ở nữ giới.
Lời khuyên: nên bắt đầu trò chuyện nhiều hơn, cởi mở với mọi người. Tâm trạng vui vẻ là “ thiên địch” của tế bào ung thư.
6. Ăn thức ăn bị mốc
Đậu phộng, đậu nành, gạo, bột mì mốc có thể tạo ra aflatoxin, là là chất gây ung thư mạnh có để gây ung thư gan, ung thư dạ dày. Ngoài ra, trong thực phẩm bị mốc còn có độc tố aspergillus và ochratoxin cũng là tác nhân gây mắc ung thư.
Lời khuyên: Bảo quản tốt thức ăn, tránh xa thức ăn bị mốc.
7. Phơi nắng quá nhiều
Bạn có thể thấy rằng đồ đạc luôn tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cũng dễ bị hỏng hơn và làn da của bạn cũng vậy. Các nghiên cứu đã chỉ ra, phơi nắng quá nhiều trong thời thơ ấu sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa da và tăng khả năng bị tàn nhang, thậm chí là ung thư ở tuổi trưởng thành.
Lời khuyên: Từ 11 giờ sáng đến 3 giờ chiều là thời gian tia cực tím nhiều nhất, tránh ra ngoài vào thời gian này, và cần có các biện pháp tránh nắng hiệu quả.
8. Làm việc quá sức
Các bác sĩ cho biết, mặc dù làm việc quá sức không trực tiếp dẫn đến ung thư nhưng có thể kiến các hoạt động của gan, phổi làm việc nhiều hơn và cuối cùng là dẫn đến ung thư. Ung thư hạch, ung thư gan, ung thư phổi là top 3 bệnh ung thư liên quan đến làm việc quá sức.
Lời khuyên: Không nên làm việc quá sức, không làm việc quá khuya và quá căng thẳng, nghỉ ngơi là sinh hoạt nhất định vào thứ 7 và chủ nhật để điều chỉnh tâm trạng. Bạn có thể nghe nhạc, đi bộ trong công viên, thiền,…
15 dấu hiệu của ung thư
1. Giảm cân không rõ nguyên nhân
Giảm cân nhanh chóng trong một thời gian ngắn thường là dấu hiệu đầu tiên của bệnh ung thư. Nếu bạn không tập thể dục hoặc giảm cân, nhưng cân nặng của bạn giảm khoảng 10% mà không rõ nguyên nhân, bạn cần đến gặp bác sĩ để kiểm tra.
2. Thường xuyên bị sốt hoặc bị nhiễm trùng
Sốt dai dẳng không rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu của các bệnh ung thư như ung thư hạch.
Bệnh bạch cầu cũng có thể gây nhiễm trùng lặp đi lặp lại, mệt mỏi, đau đớn và các triệu chứng giống cúm khác.
3. Suy nhược cơ thể
Mệt mỏi là một dấu hiệu cho thấy ung thư đã phát triển. Nếu bạn cảm thấy yếu và mệt mỏi sau khi ngủ và nghỉ ngơi đầy đủ, bạn nên đến gặp bác sĩ.
4. Khó thở hoặc thở khò khè
Khó thở hoặc ho ra máu là các triệu chứng của ung thư phổi
5. Ho mãn tính và đau ngực
Các triệu chứng tương tự như ho hoặc viêm phế quản có thể là triệu chứng của bệnh bạch cầu và ung thư phổi, ngoài ra còn có triệu chứng đau ngực kéo theo đau vai và cánh tay.
Ho và khản tiếng kéo dài hơn 6 tuần có thể là do ung thư tim và cổ họng, ung thư tuyến giáp ung thư thực quản và ung thư phổi.
6. Căng tức bụng và đau bụng
Chướng bụng không lý do có thể là triệu chứng của ung thư buồng trứng ở nữ giới
Đau bụng không rõ nguyên do hoặc đầy bụng sau bữa ăn có thể là dấu hiệu của ung thư dạ dày.
Đau liên tục vùng bụng kèm theo triệu chứng trầm cảm thì rất có thể mắc bệnh ung thư tuyến tụy. Trầm cảm cũng có mối liên hệ lớn với ung thư tuyến tụy.
7. Ợ chua lâu ngày
Cảm giác ợ chua kéo dài cần được kiểm chứng tăng tiết, sau đó là khả năng bị ung thư thực quản, ung thư gan.
8. Phân bất thường
Bệnh nhân ung thư ruột thường có dấu hiệu thay đổi trong việc đi ngoài, có thể là táo bón, phân đen, dẹt.
9. Khó nuốt
Khó nuốt, cảm giác đau ở phía xương ức và cảm giác dị vật trong thực quản khi ăn, một số người khi ăn cảm thấy như rau, cơm, mảnh thức ăn dính vào thực quản, thức ăn khó đi xuống hay nằm lại trong thực quản. Phần lớn các triệu chứng này liên quan đến ung thư thực quản, ung thư thanh quản, ung thư dạ dày. Bạn nên đi gặp bác sĩ để có thể kiểm tra và điều trị kịp thời.
10. Vàng da
Da vàng hoặc tròng trắng của mắt bị vàng một cách bất thường chủ yếu là do gan hoặc túi mật, nhưng nó cũng có thể là triệu chứng của ung thư tuyến tụy, ung thư đường mật và ung thư gan.
11. Có cục u bất thường
Nếu có những cục u bất thường trên vú, bẹn, cổ, bụng, nách, hoặc các bộ phận khác, hãy đi khám kịp thời vì đó có thể là dấu hiệu của ung thư.
12. Những đốm da mới hoặc những thay đổi về nốt ruồi
Xuất hiện các nốt mụn mới trên da, thay đổi nốt ruồi, vết loét trên da lâu ngày không lành, đóng vảy nhưng vẫn dễ chảy máu thì bạn nên chú ý vì đây đều là triệu chứng của ung thư.
13. Đau vùng xương chậu hoặc bụng dưới
Đau bụng dưới, đau xương chậu có thể là triệu chứng của ung thư buồng trứng ở phụ nữ.
14. Chảy máu bất thường
Tiểu ra máu có thể là triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu, ung thư bàng quang hoặc ung thư thận;
Máu trong phân có thể là triệu chứng của bệnh trĩ hoặc ung thư ruột;
Chảy máu bất thường giữa các chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ có thể là triệu chứng của ung thư nội mạc tử cung;
Nôn ra máu hoặc ho ra máu có thể do ung thư tim, dạ dày ung thư thực quản hoặc ung thư phổi;
Tắc nghẽn hoặc chảy máu quá nhiều có thể là triệu chứng của bệnh bạch cầu.
15. Bị đau dai dẳng ở một bộ phận nào đó mà không có nguyên nhân
Khi bị đau ở một bộ phận nào đó trên cơ thể kéo dài hơn một tuần, cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân càng sớm càng tốt. Vì những con đau như vậy có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư. Ví dụ như:
– Đau bụng trong thời gian dài là triệu chứng của bệnh ung thư thực đại trực tràng;
– Đau ngực có thể là ung thư phổi
– Đau nhức xương có thể là một triệu chứng của di căn ung thư.
Luôn có những người than thở rằng ung thư là “không thể chữa khỏi”. Trên thực tế, Nghiên cứu tin rằng khoảng 60% trường hợp ung thư có thể tránh được. Bắt đầu bằng việc quan tâm đến sức khỏe của bạn càng sớm càng tốt. Tuổi 20 đến 60 là giai đoạn sung sức nhất của cuộc đời, và bạn nên quan tâm đến sức khỏe từ đây.
-
Với độ tuổi 20
- Hãy bắt đầu xây dựng lối sống lành mạnh, quan tâm đến sức khỏe của cơ thể, và sức khỏe tâm thần.
- Duy trì cân nặng hợp lý, không hút thuốc là, không uống rượu, không thức khuya, không ăn nhiều đồ ăn vặt.
- Bắt đầu bổ sung canxi, ở độ tuổi 20 khối lượng xương của cơ thể là khoảng 90%.
- Tìm hiểu đầy đủ các kiến thức về sức khỏe thể chất, quan tâm đến đời sống riêng tư, và thương xuyên kiểm tra sức khỏe vùng kín.
-
Với độ tuổi 30
- Ngăn ngừa tăng cân, hãy duy trì tập thể dục 20 – 30 phút mỗi ngày.
- Chú ý theo dõi huyết áp, điều chỉnh chế độ ăn uống và các thói quen xấu.
- Chú ý đến giấc ngủ, chú ý tuân theo sức khỏe sinh học và sự thay đổi tâm lý của bản thân để kéo dài sức tươi trẻ của cơ thể.
- Phụ nữ nên chú ý đến tình trạng kinh nguyệt của mình, khi có bất thường về kinh nguyệt hoặc đau bụng dữ dội thì nên đi khám càng sớm càng tốt. Các dấu hiệu này có thể liên quan đến ung thư buồng trứng đa năng, các vấn đề về tuyến giáp hoặc u xơ tử cung.
-
Với độ tuổi 40
- Tầm soát bệnh tiểu đường
- Cần chụp X–quang tuyến vú hằng năm.
- Kiểm soát chặt chẽ cân nặng, ăn thành nhiều bữa nhỏ và đa dạng hóa chế độ ăn, kéo dài thời gian tập thể dục lên 1 tiếng đồng hồ, tăng cường rèn luyện sức bền và tăng cường tập tạ.
-
Với độ tuổi 50
- Chú ý chăm sóc sức khỏe trái tim của bạn
- Tầm soát ung thư ruột già thường xuyên
- Phụ nữ nên chú ý đến các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh
- Tiêm vắc-xin phòng bệnh cúm để ngăn ngừa nguy cơ biến chứng của bệnh cúm.
-
Với đô tuổi 60
- Không thể bỏ qua việc bổ sung canxi hằng ngày, và nên kiểm tra mật độ xương chậm nhất ở độ tuổi 65, đặc biệt là phụ nữ.
- Bổ sung vitamin B12 để chống suy giảm trí nhớ
- Tiêm vắc-xin ngừa bệnh viêm phổi và bệnh zona
Bảo An biên tập
Nguồn: soundofhope