Bài tập đứng trên một chân trong 2 phút tương đương với đi bộ trong 53 phút.
Bạn có biết rằng đứng bằng một chân còn được gọi là “Liệu pháp hồng hạc động”, không chỉ giúp tăng cường cơ bắp mà còn ngăn ngừa loãng xương. Bác sĩ sức khỏe của cựu thủ tướng Nhật Bản đã hướng dẫn cách nắm vững những yếu tố cần thiết khi đứng bằng một chân để đạt được kết quả gấp đôi với một nửa nỗ lực.
1. Tác dụng của liệu pháp hồng hạc động
Giáo sư Keizo Sakamoto về khoa chỉnh hình tại Đại học Showa, Nhật Bản đặt tên cho việc đứng bằng một chân là “Hồng hạc động” (Dynamic flamingo). Ông tin rằng hành động này có thể ngăn ngừa hiệu quả chứng loãng xương và gãy xương do té ngã, vì vậy ông đã hướng dẫn bệnh nhân thực hiện cách này trong nhiều năm.
Giáo sư Keizo Sakamoto cho rằng, đứng bằng một chân trong 2 phút tương đương với việc đi bộ trong 1 giờ. Người ta đã xác nhận rằng những người có thể đứng bằng một chân trong thời gian dài sẽ ít bị ngã hoặc gãy xương hơn. Ngoài ra, đứng bằng một chân không cần chỗ rộng rãi để thực hành mà vẫn có thể thúc đẩy quá trình hình thành xương trong thời gian rất ngắn, khá hiệu quả trong việc tập luyện.
Ngoài bác sĩ Ishihara, giáo sư Keizo Sakamoto của Khoa Chỉnh hình tại Đại học Showa cũng đã hướng dẫn bệnh nhân của mình thực hiện bài tập này trong nhiều năm.
Giáo sư Sakamoto tin rằng “chỉ cần chân trái và chân phải đứng trên một chân trong 1 phút, gánh nặng cho xương chân cũng tương đương với việc đi bộ trong 1 giờ. Đây là bài tập rất thích hợp để ngăn ngừa loãng xương và gãy xương do ngã”.
Trên thực tế, một nghiên cứu cho thấy, chỉ cần đứng bằng một chân trong 1 phút, 3 lần/ngày thì chỉ sau 3 tháng, hơn 60% người đã tăng mật độ xương ở cổ xương đùi.
Ngoài ra, 100 tình nguyện viên thuộc phái nữ, trong độ tuổi từ 40 đến 80, được chia thành hai nhóm A và B. Nhóm A tập đứng trên một chân 3 lần mỗi ngày ở mỗi bên chân trái và phải trong 1 phút, còn nhóm B không làm gì. 6 tháng sau, người ta thấy có sự khác biệt rõ ràng ở hai nhóm như sau:
- Nhóm A có thể duy trì tư thế đứng một chân trung bình 65 giây, trong khi nhóm B chỉ có thể duy trì tư thế đứng một chân trung bình trong 34 giây.
- Nhóm B (không luyện tập) có số lần ngã nhiều gấp 3 lần nhóm có luyện tập (nhóm A).
- Hơn nữa, nhiều người có tập luyện cho biết các triệu chứng đau khớp háng, đau lưng, thắt lưng cũng được cải thiện bởi tư thế này không chỉ giúp xương và các cơ xung quanh khớp háng mà cả phần lưng dưới cũng được vận động.
2. Những điều cần biết của động tác đứng, nếu bạn thực sự thuần thục, bạn có thể nhận được kết quả gấp đôi với một nửa nỗ lực
- Nhìn thẳng về phía trước.
- Thư giãn cổ tay và vai của bạn.
- Góc đầu gối là 90 độ.
- Giữ cơ thể thẳng đứng, nếu bạn nghiêng người, hiệu quả sẽ giảm đi một nửa.
- Người đi không vững, có thể đỡ nhẹ lưng ghế.
Nên nâng chân lên cao, đồng thời vận động cơ đùi và các bộ phận khác sẽ có tác dụng tốt hơn. Nâng cao chân và tập cơ đùi để có kết quả tốt hơn. Tuy nhiên, đối với người cao tuổi, để giữ thăng bằng không phải là việc dễ dàng. Do đó, người cao tuổi có thể nhấc chân lên cách mặt đất khoảng 5cm là được.
Ngoài ra, bạn hãy đứng bằng một chân trên sàn chống trượt để tránh bị ngã, lúc đầu bạn có thể dùng một tay giữ vào tường hoặc ghế, sau đó bỏ tay ra sau khi đã ổn định.
Trích từ “Sách y học về khả năng miễn dịch của con người và chống lại bệnh tật” được xuất bản bởi Shimao ◇
Thiên Hà biên tập
Nguồn: hk.epochtimes