Điều quý giá sau những cái cúi đầu
Trong cuộc sống, chúng ta thường dùng lời nói để bày tỏ lòng biết ơn và sự tôn trọng của mình đối với người khác, nhưng nhiều khi những biểu hiện bằng hành động có thể diễn đạt được nhiều hơn lời nói.
Nhật bản là quốc gia với nền kinh tế phát triển nhưng vẫn giữ được những nét truyền thống làm nên vẻ đẹp đặc trưng của con người và đất nước Nhật Bản. Trong đó có văn hoá chào hỏi. Không có ngày nào ở Nhật Bản mà bạn không nhìn thấy một cái cúi đầu. Cúi đầu chào nhau là một phong tục đại diện cho Nhật Bản.
Hành động gập người cúi đầu về phía người khác được cho là thể hiện của sự khiêm tốn, lòng biết ơn và sự tôn trọng. Trước cổng chính của các trường học, bọn trẻ cúi người thật sâu với giáo viên và nói: “Chào buổi sáng”. Khi ra về cũng cẩn thận cúi đầu thật sâu nói: “Xin cảm ơn”. Học sinh cúi đầu chào nhau, đồng nghiệp cúi đầu chào nhau, người trong gia đình cúi đầu chào nhau,… Đó là một cảnh phổ biến ở Nhật Bản.
Từ những cảnh thân thuộc đó dẫn đến câu chuyện về một người Trung Quốc đã thay đổi lối ứng xử và cách nghĩ của bản thân từ khi đến Nhật.
Đó là khoảng 10 năm trước khi cô lần đầu đến Nhật Bản. Ngày hôm sau, cô đi dạo ở một con hẻm yên tĩnh phía sau nhà, cô gặp một người phụ nữ Nhật Bản dáng dấp nhỏ khoảng ngoài 60 tuổi chậm rãi đi qua đường. Cô thấy cô cao hơn nhiều so với bà ấy, người phụ nữ Nhật có vẻ chỉ cao chưa đến 150cm.
Khi người phụ nữ Nhật Bản với tấm lưng tròn trịa đi đến trước mặt cô, bà nở nụ cười nói “Xin chào” với cô và cúi chào một cách rất lịch sự, lưng bà gập sâu khoảng 90 độ. Cô đã bị sốc theo một ý nghĩa nào đó. Trong lúc vội vàng, cô cũng nói “Xin chào” và cúi đầu lúng túng với ý định bắt chước theo cách của bà. Tuy nhiên, cô không có thói quen gập người khi chào nên chỉ cúi đầu một chút.
Cô là một người hoàn toàn xa lạ, cái cúi đầu mà một bà cụ người Nhật hiền lành dành cho cô, một người mới vừa từ Trung Quốc sang, cúi chào cô với lưng gập 90 độ. Cô sẽ không bao giờ quên hình bóng đó. Đó là lần đầu tiên trong đời cô được một người chào đón như thế.
Sau khi về nhà, cô nói chuyện với chồng cô rằng tại sao người ta có thể chào hỏi lịch sự như vậy với cô, cô còn trẻ hơn bà ấy nhiều? Và cô còn là một người lạ nữa. Chồng cô cười trả lời: “Người Nhật là như vậy. Đừng ngạc nhiên”.
Ba ngày sau, khi cô gặp một người đàn ông Nhật khoảng 50 tuổi là đồng nghiệp của chồng cô tại nơi làm việc của chồng cô. Người đó cũng cúi đầu chào cô một cách rất lịch sự và nói: “Rất vui được gặp bạn. Rất mong nhận được sự giúp đỡ từ bạn”. Nhưng lúc đó cô chỉ đáp lại “Rất mong nhận được sự giúp đỡ” từ trong xe và gật đầu chào lại. Cô đã không cúi đầu hay chào hỏi. Cô cảm thấy rất xấu hổ và hối hận về điều này.
Sau khi con cô đi học ở một trường tiểu học, một hôm giáo viên chủ nhiệm của con cô đến nhà thăm. Ở trước cửa nhà, cô giáo cúi đầu chào trước. Cô cũng cúi đầu chào nhưng khi cô ngẩng đầu lên, thấy cô giáo vẫn còn đang cúi đầu, nên cô lại cúi đầu làm lại. Sau một lúc, cả hai cùng ngẩng đầu lên.
Cô giáo chủ nhiệm đã nói rất nhiều về những điểm mạnh của con cô. Những điều mà ngay cả người là mẹ như cô, cô nói rằng có những điều cô còn hoàn toàn không biết. Là một đứa trẻ, tất nhiên sẽ có một số mặt hạn chế cần được sửa chữa nữa, khi cô nói về những điểm đó, cô giáo chủ nhiệm nói: “Con là vẫn còn là trẻ con thì cũng nên có những điểm như vậy”. Hai người nói chuyện một lúc. Sau cùng, cô giáo nói: “Trong cả năm học rất mong nhận được sự giúp đỡ từ bạn” và cúi đầu thật sâu, là một người mẹ Trung Quốc cô cảm thấy rất ngạc nhiên.
Sau một thời gian dài sống ở Nhật, cô phát hiện ra rằng “người Nhật có địa vị càng cao thì họ càng khiêm tốn và nhún nhường”.
Cô không thể nào quên được rằng khi vùng Tohoku của Nhật Bản bị thiệt hại do sóng thần, Nhật Hoàng và phu nhân đã nhiều lần đến thăm địa điểm này, quỳ gối trên sàn của trung tâm sơ tán và trực tiếp động viên các nạn nhân.
Cô nhớ lại trong trận động đất ở Tứ Xuyên, Trung Quốc, một đội cứu hộ Nhật Bản cũng đã cúi đầu trước những người Trung Quốc thiệt mạng và dâng một lời cầu nguyện thầm lặng.
Ngoài việc các ứng cử viên cúi đầu trước đài trong các cuộc bầu cử, còn có những phương thức cúi chào trong văn hóa Nhật Bản như trà đạo và võ thuật. Sau khi tìm hiểu về văn hóa Nhật Bản, cô đã yêu sự khiêm tốn của người Nhật, và cuối cùng cô đã biết cúi đầu 90 độ.
Với cô những văn hóa truyền thống của người Nhật hiện còn lưu giữ đáng để cô học hỏi. Với người Nhật, tiêu chuẩn của sự tôn trọng người khác không phải là thân phận hay địa vị của người đó, mà chính là cách luôn nghĩ cho người khác trước tiên và luôn luôn coi trọng sự khiêm tốn.
Cô nhận ra rằng cái cúi đầu trước tất cả những gì của cuộc sống rất là quý giá, không phân biệt địa vị, giàu nghèo, là một hình tượng thực sự đẹp của một con người. Kể từ đó, cô đã đối xử với mọi người bằng sự tôn trọng chân thành và luôn dạy con cái mình theo những điều mà cô đã học được.
Có câu: “Tướng tự tâm sinh” mỗi tâm mỗi người lại cho ra một dáng vẻ khác nhau. Mỗi tâm mỗi người sẽ sinh ra những hành động khác nhau. Một người kiêu ngạo, một người coi thường người khác, sẽ không tự nhiên cúi đầu trước người khác. Trái lại, người biết tôn trọng con người, tôn trọng thiên nhiên, luôn có lòng biết ơn thì tự nhiên sẽ trở nên khiêm tốn. Vậy người luôn khiêm tốn, biết cúi đầu chẳng phải là người có trái tim giàu có, có sự giáo dưỡng và đáng được tôn trọng hay sao?
Người xưa nói: “Thiên ngoại hữu thiên, nhân ngoại hữu nhân” nghĩa là bên ngoài bầu trời còn có bầu trời khác, người tài còn có người tài hơn. Hay như người Việt ta vẫn thường nói “núi cao còn có núi cao hơn” vậy nên trong thiên hạ luôn luôn có những điều để cho chúng ta học hỏi. Đối xử với người khác bằng sự khiêm tốn, cung kính thì càng được người kính trọng hơn.
Nguồn: epochtimes.jp
MH biên tập