Nhân quả báo ứng: Tâm giữ công đạo, không làm oan cho người khác, là cái Đạo của bậc vua quan
Đạo Trời luôn công bằng, nhân quả báo ứng không trừ một ai. Những câu chuyện từ cổ chí kim về “thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo” luôn là những bài học nhân sinh sâu sắc để lại cho hậu thế muôn đời.
Thời Trung Quốc cổ đại, vương có vương đạo, ai làm quan cũng có cái Đạo làm quan. Triều đại thống nhất Trung Quốc đầu tiên là nhà Tần đã lưu truyền lại cho nhân thế một kiệt tác nổi tiếng, có tên “Vi sử chi đạo” dạy người ta cách làm quan.
Mở đầu tác phẩm đề cập: “Cái đạo làm quan phải trong sáng, ngay thẳng”, công chính thanh liêm là trên hết, đó là điều kiện tiên quyết để trở thành một quan chức tốt. Lấy “trừ hại hưng lợi, từ ái vạn tính,vô tội vô tội, vô tội khả xá” làm kim chỉ nam, nghĩa là phải đối xử bằng tình nhân ái với dân, không làm oan người vô tội, trừng trị cái ác và hồng giương cái thiện, khuyến người dân tích đức làm điều tốt.
Không xử oan cho tù nhân, Hướng Trọng Kham được kéo dài thêm 6 năm tuổi thọ
Hướng Trọng Kham, tự Nguyên Trọng, là người gốc Lạc Bình, Giang Tây. Năm Thiệu Hưng thứ 11 thời Nam Tống (tức năm 1141), ông được bổ nhiệm làm chức quan Thông Phán ở Hồng Châu (nay là Nam Xương, Giang Tây).
Vào thời điểm đó, Kiền Châu biết quan trấn thủ là Lương Dương Tổ, quản lý các sự vụ tại địa phương rất nghiêm ngặt, ra lệnh trừng trị nghiêm khắc đối với những kẻ phạm tội. Một ngày nọ, ông yêu cầu Hướng Trọng Kham đi thẩm tra một kẻ giết người. Vị quan hiệp trợ cho ông ấy đã cầm các văn kiện vào nhà tù, và hỏi tên tội phạm bị nhốt ở đâu.
Quản ngục trả lời: “Hắn ta đã nhận tội rồi. Để tránh cho phạm nhân tùy ý nhận tội, kẻ giết người như vậy trong tình huống thông thường là không được thẩm tra lại nữa. Bây giờ hắn ta đã ở đây, chỉ cần chép lại tội ác của hắn ta tại đây là được rồi.
Nghe xong, Hướng Trọng Kham nói một cách thẳng thắn, dứt khoát rằng: “Đây là vấn đề lớn, không thẩm tra thì làm sao tra xét rõ được tình tiết vụ án?”
Sau khi Hướng Trọng Kham thuyết phục, Lương Dương Tổ đã ra lệnh đưa tù nhân ra để thẩm vấn kỹ lưỡng. Hóa ra người tù nhân này quả thực vô tội, vì vậy anh ta đã được thả ngay lập tức.
Sau đó, Hướng Trọng Kham được chuyển đến Trì Châu, An Huy nhận chức. Trên đường đi, khi đang ở quán trọ, ông đột ngột lâm bệnh nặng, tưởng chừng như sắp chết. Trong mộng ông mơ thấy mình đến một hội trường lớn và nghe một người giống như vua nói: “Hướng Trọng Kham đã làm rất tốt việc xử lý vụ án, để vụ án oan được minh oan, lấy lại công bằng cho người vô tội, đã tích được âm đức, và ông ta có thể kéo dài sự sống của mình thêm 6 năm nữa.”
Khi Hướng Trọng Kham tỉnh dậy và quả thực cơ thể đã từ từ hồi phục lại. Sau đó, Hướng Trọng Kham được chuyển đến Xứ Châu, Chiết Giang.
Từ chối làm giả vụ án, Trương Thành Hiến đắc phúc báo, được thăng quan tiến chức, lại sinh được quý tử
Vào thời nhà Tống, có một viên quan ở Trần Châu, Hà Nam, tên là Trương Thành Hiến, tự là Duy Vĩnh. Bởi vì huyện úy của huyện Uyển Khâu xin nghỉ phép, nên ông tạm thời nhận công việc. Chẳng mấy chốc, ông đã bắt được hai băng cướp, tổng cộng mười lăm người.
Vụ việc đã được kết luận, nhưng nó vẫn chưa được báo cáo lên trên. Khi huyện úy biết chuyện, ông đã báo cáo sự việc với quận thú, vị huyện úy đề nghị gộp hai trường hợp lại thành một, để tiện cho số lượng phạm nhân đạt được một con số nhất định và anh ta có thể được chuyển về kinh thành để làm quan .
Quận thú và huyện úy có mối quan hệ bạn bè lâu năm, vì vậy anh ta sẵn sàng đồng ý và nói với Trương Thành Hiến. Trương Thành Hiến không đồng ý, nói: “Huyện úy đã được khen thưởng và thăng quan vì sự việc này. Tôi không có ý kiến gì. Nhưng nếu tôi nói sai sự thật và giả mạo hồ sơ, tôi đem hai trường hợp là một, và sau đó trình lên trên thì đó là thêu dệt tội ác. Xin lượng thứ cho tôi vì tôi không thể làm.”
Mười hai năm sau, khi Trương Thành Hiến là một viên quan của Cục Vận chuyển Giang Hoài. Khi ở lại qua đêm tại đạo quán Ngọc Chấn, ông mơ thấy mình đến một tòa Đại Điện, Diêm Vương ngồi ở Đại Điện, ông hỏi Trương Thành Hiến: “Ngươi có còn nhớ những việc về Trần Châu không?”
Trương Thành Hiến nói: “Cho đến nay nó vẫn còn như đang triển hiện trước mắt và không thể quên được. Thật tiếc là tôi không có hồ sơ để chứng minh điều đó.” Diêm Vương nói với ông: “Đây, các tài liệu được ghi lại rất rõ ràng và ngươi không cần cung cấp thêm bất kỳ giấy tờ nào.”
Khi ông bước ra khỏi Đại Điện, hai vị quan âm phủ mỗi người đưa cho ông một chiếc áo gấm, rồi nói với ông: “Ông đáng được như vậy.”
Trương Thành Hiến mãi vẫn chưa có con, nhưng trong năm đó ông đã sinh được một trai một gái. Bảy năm sau, ông trở thành quan Đại phu và được thăng quan lên chức quan coi giữ tàng thư của triều đình.
Giữ gìn đạo làm quan có thể ban cho vị quan đó những phúc lành xứng đáng, nhưng nếu họ đi chệch khỏi đạo làm quan, bỏ qua sự thật, làm oan cho người tốt và xử oan cho người vô tội một cách bừa bãi, thì vị quan đó cuối cùng nhận phải báo ứng.
Nguồn: Epochtimestv
Lan Hòa biên tập