Câu chuyện luân hồi: Tại sao trên người anh ta lại có một bàn tay lợn?
Trương Ánh Vi đã gặp một người tên Vương Quân trong một chuyến công tác, cả hai gặp nhau trong một cuộc gặp gỡ để ký hợp đồng làm ăn. Và dường như họ như gặp lại được những người bạn cũ của mình, bởi vì 2 người rất hiểu nhau.
Tuy nhiên trong quá trình nói chuyện Trương Ánh Vi luôn thấy bàn tay trái của Vương Quân luôn được bọc trong một túi vải bông, và nó được dấu trong ống tay áo.
Và cũng đến lúc cuộc hẹn ký kết hợp đồng kết thúc. Trương Ánh Vi muốn bắt tay Vương Quân để nói lời tạm biệt, theo xã giao thông thường thì để tạo một hình ảnh tốt đẹp trong mắt người khác thì không được dùng một tay bắt tay, nhưng Vương Quân lại chỉ dùng một tay bắt, và tay kia thì cứ dấu trong cánh tay áo, đặc biệt Vương Quân lại là con trai thì tại sao lại mất lịch sự đến như vậy.
Điều này đã khiến cô Trương Ánh Vi rất tò mò nên cô đã hỏi thẳng: “Sao anh cứ dấu bàn tay trái của mình vào ống tay áo vậy? Có điều gì khó nói sao?.
Vương Quân ngại ngùng nói: “Bởi vì ngón tay của anh không giống như những người bình thường khác, nó rất xấu, nên tôi phải giấu đi”.
Với đôi mắt đầy ngạc nhiên của Trương Ánh Vi, cũng như Vương Quân cũng cảm nhận Trương Ánh Vi là một người rất tử tế, và đồng cảm với anh. Nên anh đã bỏ túi bông ra, đưa bàn tay trái cho Trương Ánh Vi xem.
Trương Ánh Vi nhìn thấy rõ ràng một bàn chân lợn mọc dưới cổ tay. Điều này khiến Trương Ánh Vi rất ngạc nhiên, phải mất một lúc mới bình tĩnh lại được.
Vương Quân nói: “Ngồi đi. Để tôi kể cho bạn nghe”.
Vương Quân đã kể cho Trương Ánh Vi về nguồn gốc bàn tay lợn của mình:
Cái bàn tay lợn này là quả báo của đời trước nữa của tôi. Trong kiếp trước, tôi từng là một sĩ quan. Lúc đó, gia đình Hoắc Mưu cùng thôn với tôi đã cho tôi mượn hai lượng bạc. Nhưng khi anh ta yêu cầu tôi trả tiền thì tôi đã không trả. Năm sau, chính quyền đã hối thúc gia đình Hoắc Mưu trả nợ, nhưng gia đình Hoắc Mưu không có tiền để trả, vì thế họ bắt Hoắc Mưu, cuối cùng Hoắc Mưu đã qua đời trong nhà tù nguyên nhân là do các lính canh.
Một ngày nọ, trong một giấc mơ, tôi đã xuống Âm Tào Địa Phủ. Đó là hơn mười ngày sau khi Hoắc Mưu qua đời, anh ấy đã kêu than với Diêm Vương về tội lỗi của tôi. Trước mặt Diêm Vương, tôi thừa nhận rằng tôi đã nợ tiền của Hoắc Mưu mà không trả.
Diêm Vương nổi giận và nói với các tiểu quỷ ở đó: “Thay vì để người này phải chịu hình phạt dưới âm phủ, tốt hơn là hãy để anh ta gánh chịu nghiệp báo trên trần gian”.
Diêm Vương đã viết bản án của tôi trên một tấm bảng. Tôi bị tiểu quỷ đưa đến một cảnh cổng, vừa mở cánh cổng thì đã có một luồng hơi xông vào, ngay lúc đó, tôi bị đẩy từ sau lưng, rồi tôi nghe thấy tiếng lợn kêu, rồi tôi ngã vào bụng của một con lợn.
Cái bụng đó tôi thấy căng phồng và ngột ngạt, và đi không nổi. Sau một thời gian chịu đựng trong chiếc bụng lợn, một ngày nọ, tôi rơi xuống đất và thấy mình cùng nhiều con lợn nhỏ cùng nhau kêu réo, tôi chợt hiểu rằng mình đã đầu thai thành một con lợn.
Tôi bức xúc quá nên không chịu uống sữa nên hay bị đói, lúc đầu có người cho ăn nước trộn ngũ cốc, thì tôi bò qua ăn, sau này ngày nào cũng nuốt ăn cám nên mấy tháng sau thì lớn lắm. Lúc tôi làm lợn, thì hay buồn ngủ lắm, lúc nào cũng chỉ muốn nằm, trời nóng quá, thì chỉ thích ra vũng bùn bên bờ ao lăn lộn cho mát.
Có lần tôi đi đến bờ rào, thấy trong vườn có nhiều mướp đắng, mới nhận ra đó là thuộc Giang Tây. Một hôm, có người dùng dây trói tôi vào bàn, người đó giống như Hoắc Mưu, ông ấy lấy ra một con dao đồ tể, mài trên đá phát ra tiếng kêu.
Tôi biết chắc chắn mình sắp được đầu thai. Nhưng không ngờ chết không đơn giản như tưởng tượng, hóa ra phong tục của người Giang Tây là họ muốn lấy da heo để làm mặt trống.
Mặc dù tôi không còn sức để làm gì nữa, nhưng đầu óc và cơ thể vẫn cảm nhận được hết tất cả.
Hoắc Mưu dùng dao lia từ giữa hàm của tôi đến thân rồi đến đuôi, một khi con dao đi qua, cơ thể tôi đau đớn không gì diễn tả nổi. Đến giờ tôi vẫn còn cảm nhận được nỗi đau đó. Vậy là kiếp đầu thai làm heo của tôi đã hết.
Tôi lại gặp lại Diêm Vương, Diêm Vương nói: “Vì món nợ với Hoắc Mưu đã trả xong, anh sẽ được đi đầu thai”.
Thế là một con quỷ lại dẫn tôi vào một cánh cửa, tôi được đầu thai vào một gia đình và may mắn mang thân người. Nhưng bên tay trái của tôi thì vẫn là hình dạnh chiếc móng của heo. Tôi chỉ sợ người khác nhìn thấy sẽ rất sợ hãi nên tôi luôn phải dấu đi.
Kết thúc câu chuyện Trương Ánh Vi không hề sợ hãi, mà cảm thấy vô cùng đồng cảm với Vương Quân, dường như cả hai người đều đang nghĩ về luật nhân quả trong cuộc đời, về kiếp nhân sinh, trong lục đạo luân hồi những người được đắc thân người lành lặn thật trân quý biết bao.
Có thể ngoài việc hoàn thành việc trả nợ nghiệp báo, có thể câu chuyện này cũng là một thông điệp cảnh báo do Thượng đế muốn cảnh tỉnh cho thế gian.
Bạn không thể che giấu tội lỗi của mình đã mắc, nếu không trả nợ được trong kiếp này, thì sẽ trả ở kiếp sau! Được đắc thân người đã là vô cùng may mắn, nên chúng ta phải luôn cẩn trọng mọi lúc mọi nơi, mọi hành động, mọi suy nghĩ để mình không tạo nghiệp, như thế tương lai của mình sẽ tốt đẹp hơn.
Thiên Hà biên tập
Nguồn: epochtimes