Tại sao người ta lại gọi Mozart làThần đồng?
Mozart là thần đồng mà tài năng cho tới ngày nay chưa ai vượt qua: Biết chơi vĩ cầm và dương cầm khi mới lên 3; Bắt đầu soạn nhạc cho đàn phím từ lúc 4 tuổi; 5 tuổi (năm 1761) Mozart đã sáng tác bản nhạc đầu tiên;
Tuổi lên 6, bắt đầu viết ra các bản “nhạc khúc nhịp ba” (minuets); Tuổi lên 7, thuần thục và soạn ra những bài nhạc violin và sau đó tiếp tục với đàn piano và viola.Tuổilên 8, những bản sonat cho đàn vĩ cầm của cậu được xuất bản; Chưa đầy 9 tuổi, Mozart soạn bản “giao hưởng” (symphony) đầu tiên;11 tuổi sáng tác “diễn ca khúc” (oratorio); 12 tuổi, Mozart với “nhạc kịch” (opera)
Cha của Mozart là người chơi đàn violon nổi tiếng. Ông đã từng là đội trưởng Đội nhạc Hoàng Gia. Có thể nói không ngoa rằng Mozart lớn lên giữa không khí tràn đầy âm nhạc. Trong nhà luôn luôn vang lên tiếng đàn, tiếng hát.
Cha cậu thường vừa ẳm cậu, vừa chơi đàn. Có lúc cậu bé cao hứng, tuột khỏi lòng mẹ, chạy lại cây đàn piano, vừa cười vừa gõ gõ phím đàn làm vang lên những âm thanh thánh thót.Có một hôm, chị của Mozart (cũng là thần đồng, hơn Mozart 5 tuổi) đang tập chơi một bản nhạc khá phức tạp. Do bản nhạc quá khó, Maria Anna tập mãi vẫn chưa thành thục. Ông bố đứng bên cạnh sửa từng lỗi cho Maria Anna.
Lúc đó Mozart mới 3 tuổi cũng nằm trên đi văng và im lặng lắng nghe. Đến tối, Maria Anna đã luyện được tương đối khá, ông bố mới nhè nhẹ vỗ vai con gái khen ngợi, rồi cho phép nghỉ đàn để chuẩn bị ăn tối. Bất chợt Mozart chạy lại ôm lấy chân bố, nói: “Bố ơi, con muốn chơi bản nhạc mà vừa rồi chị Maria Anna đã đàn ấy!”
Ông bố vội bế cậu bé lên, vừa cười vừa nói: “Con hãy nhìn những ngón tay bé nhỏ của con kìa ! Nó liệu có gõ nổi các phím đàn kêu lên thành tiếng không? Đợi khi con lớn bằng chị Maria Anna, cha sẽ dạy con đàn!”Nói xong, ông thả Mozart xuống đất, rồi đi ra khỏi phòng.
Sau bữa ăn tối, cả gia đình còn ngồi lại phòng ăn nói chuyện. Bố Mozart lấy tờ báo, ngả người trên ghế và thoải mái lướt xem từng bản tin. Chẳng ai chú ý đến cậu bé Mozart đang lặng lẽ rời phòng ăn sang phòng tập đàn. Cậu rất khó khăn để leo lên ghế ngồi rồi vui vẻ đàn bản nhạc mà cậu đã chú ý lắng nghe một cách rất vui thích và chăm chú lúc buổi chiều.
Ông bố đang đọc báo, lắng nghe tiếng đàn, hoan hỉ nói với vợ: “Em nghe xem, Maria Anna rất cố gắng, con nó đàn đã tiến bộ nhiều rồi đấy!” Nói xong, ông cầm đèn đi vào phòng tập đàn. Khi mở cửa phòng, ông kinh ngạc kêu lên: “Trời!” vì trông thấy cậu bé Mozart đang chơi đàn trong căn phòng tối om, mà lại chơi rất lưu loát, tiếng đàn rất hay, rất hấp dẫn, Cậu nói khẽ: “Bố, con rất thích khúc nhạc này.” Bố Mozart cười sung sướng ôm cậu con thân yêu vào lòng, vừa hôn vừa nói: “Con lại đây, từ nay bố sẽ dạy con đàn.”
Cha Mozart đích thân giáo dục con trai của ông. Wolfgang Mozart không phải cắp sách đến trường; thay vào đó cậu được học tại nhà với chị gái của cậu. Âm nhạc là môn học chính. Tuy nhiên, cậu bé Mozart vẫn được học toán, môn học cậu rất thích, và các môn khác như La tinh, tiếng Pháp, tiếng Ý và một ít tiếng Anh. Cậu cũng đọc rất nhiều văn học kịch nghệ, đó là chất liệu mà cậu sẽ dùng để viết opera sau này.
Mùa thu năm Mozart 6 tuổi, cậu được mời vào biểu diễn tại Hoàng cung. Được Hoàng đế Fran-xoa đệ nhất của đế quốc Phổ và Hoàng hậu Maria Tê-rê-dơ hết sức khen ngợi. Cậu bé Mozart với áo khoác nghệ sĩ màu nâu sẫm, quần nhung trắng, đội tóc giả ung dung biểu diễn, hết piano, violon lại đến đàn dây cổ, cậu vừa biểu diễn đàn vừa hát.
Hoàng hậu rất vui thích, bế cậu lên lòng, hôn tới tấp lên khuôn mặt đỏ hồng vì sung sướng của cậu bé. Hoàng hậu muốn thử thách Mozart, bà lấy một tấm khăn trải phủ lên phím đàn piano và yêu cầu Mozart tiếp tục đàn. Kết quả Mozart không cần nhìn phím mà vẫn đàn đúng và hay. Mọi người càng kinh ngạc và thán phục thần đồng âm nhạc 6 tuổi có tài nghệ cao siêu tuyệt vời này.
Năm lên 7 tuổi Mozart đến Paris biểu diễn. Một ngôi sao ca nhạc thời bấy giờ rất ngưỡng mộ Mozart, sau khi nghe Mozart biểu diễn, đã nói: Cậu nhỏ Mozart thân yêu. Chị rất vui sướng. Cậu có thể vì chị mà đệm một khúc nhạc được không? Chị sẽ hát tặng em bài ca Italia”
Khốn nỗi, Mozart chưa biết bài dân ca Italia này. Làm sao bây giờ? Cô ca sĩ nổi tiếng vội nói: “Vậy thì chị sẽ hát một bài mà em đã thuộc nhé!”Nhưng lúc đó Mozart đã nói: Không cần đâu chị, chị cứ hát trước một lượt để em ghi nhớ giai điệu bài hát, rồi em sẽ đệm cho chị hát.
Cô ca sĩ nổi tiếng rất kinh ngạc và rất cảm phục dũng khí của Mozart. Song cũng rất lo lắng cho cậu bé thần đồng. Nếu chẳng may cậu không ghi nhớ được, thì chẳng làm tổn thương tới danh dự và lòng tự trọng của cậu sao? Song thực tế đã chứng tỏ sự lo lắng của nữ ca sĩ là không cần thiết.
Mozart đã ghi nhớ được giai điệu của bài hát sau một lúc trầm tư, cậu đã bắt đầu đệm đàn cho cô hát. Kết quả thành công mỹ mãn. Cô ca sĩ rất kinh ngạc và vui sướng nói:“Từ xưa tới nay chưa có ai đệm đàn hay nhứ thế, chú tiểu thần đồng, Chúc em sẽ thành nhạc sĩ vĩ đại”.
Mozart một thiên tài xuất chúng được ngưỡng mộ khắp nơi lại ngưỡng mộ một thiên tài xuất chúng khác. Đó là thần đông thi ca Goethe (Johann Wolfgang von Goethe, nhà thơ,nhà viết kịch,nhà văn, nhà khoa học,họa sĩ lỗi lạc người Đức. sinh năm 1749t lớn hơn Mozart 6 tuổi
Nghe kể lại rằng khi 2 cậu bé gặp nhau: Trời ơi, Goethe đấy ư. Sao mà có người giỏi quá vây. Goethe thật là thiên tài. Goethe trả lời: Mozart mới là thiên tài. Mozart đúng là thiên tài.
Duệ Anh biên khảo