Bí mật của nước
Nước ngoài việc mang dinh dưỡng đến các tế bào và thực hiện chức năng duy trì, cân bằng môi trường bên trong cơ thể con người thì ngoài ra còn có những công dụng và những điều bí mật về nước mà có thể bạn chưa biết.
Nước giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư, tiểu đường, các bệnh về đường ruột
Nồng độ PH trong cơ thể người thường nằm trong khoảng 7.3 đến 7.4. Từ lúc vừa mới sinh, cơ thể người đã mang tính kiềm. Độ pH 7.3-7.4 là nồng độ tốt nhất để các tế bào trong cơ thể hoạt động bình thường. Nhưng do chế độ ăn uống không khoa học, ô nhiễm môi trường, thực phẩm bẩn… nên cơ thể chúng ta mất đi tính kiềm tự nhiên vốn có mà chuyển sang tính axit. Lượng axit dư thừa trong cơ thể là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh mãn tính như ung thư, tiểu đường, các bệnh về dạ dày, đường ruột…
Nước giúp cơ thể trung hòa lượng axit để duy trì độ PH của cơ thể người. Ngoài ra, bên trong và bên ngoài tế bào được ngăn cách bởi một màng tế bào, và nước phải được sử dụng để duy trì áp suất thẩm thấu thích hợp để duy trì sự cân bằng của các chất điện giải trong và ngoài tế bào và nồng độ thích hợp của các thành phần khác nhau.
Thiếu hoặc thừa nước cũng có hại đối với cơ thể
Các khoáng chất trong cơ thể mà trong đó Natri (ion) đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng nước, và thận là cơ quan chính điều tiết nước. Natri và các chất điện giải khác, chức năng của nó là duy trì sự cân bằng giữa lượng nước đi vào và đi ra khỏi cơ thể mỗi ngày.
Khi cơ thể con người thiếu nước, nó sẽ tự đào thải Natri ra khỏi cơ thể. Khi cơ thể có quá nhiều nước sẽ tiến hành quá trình bài tiết nhiều nước để giữ lại các ion Natri giúp cân bằng môi trường bên trong cơn thể người.
Mất nước sẽ ảnh hưởng đến nhiều chức năng sinh lý, và thừa quá nhiều nước cũng là một vấn đề lớn đối với sức khỏe, đặc biệt là đối với các bệnh nhân xơ gan, bệnh thận, suy tim,… Quá nhiều nước có thể gây cổ trướng, chân tay, thậm chí phù nề toàn thân, rất khó chữa.
Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) thường khuyến nghị nên uống 8 ly với thể tích 8 ounce/ly, tương đương với khoảng 2 lít nước mỗi ngày.
Nước cũng có cảm xúc
Từ năm 1999, Tiến sĩ Masaru Emoto đến từ Nhật Bản đã liên tiếp công bố kết quả thí nghiệm của mình về nước thông qua việc xuất bản ” Thông điệp của nước “. Thông qua cuốn sách này tiến sĩ Masaru Emoto chỉ ra rằng những tinh thể nước có khả năng thay đổi hình dạng. Ông phát hiện ra rằng nước từ những dòng suối trong sạch và nước được tiếp xúc với những ngôn từ đáng yêu hiển thị những hình mẫu rực rỡ, phức tạp và dạng bông tuyết đầy sắc màu. Ngược lại, nước ô nhiễm, hay nước tiếp xúc với những suy nghĩ tiêu cực, hình thành những hình mẫu thiếu hoàn chỉnh, bất đối xứng có màu sắc mờ tối. Nó chỉ ra rằng ngoài việc nuôi dưỡng trái đất và duy trì sức khỏe của chúng ta, nước còn có một khía cạnh kỳ diệu đáng để nghiên cứu.
Uống trà thực chất là uống nước
Trà là thức uống có từ lâu đời. Theo các tài liệu nghiên cứu thì việc sử dụng trà để uống có lịch sử cách đây gần 5000 năm. Ai cũng biết về câu chuyện Thần Nông dùng lá trà để giải độc. Văn hóa uống trà là một nét đẹp truyền thống còn được con người lưu giữ và phát triển cho đến tận ngày nay không phải chỉ bởi nét đẹp văn hóa ẩm thực mà còn mang theo nó la những giá trị nhân sinh quan to lớn.
Thực chất việc uống trà chính là uống nước. Các tinh chất trong trà có tác dụng như một chất xúc tác giúp cơ thể hấp thụ tốt hơn các nguyên tố khoáng vi lượng có trong nước. Trà cũng có tác dụng trung hòa nồng độ PH của nước cũng như giảm bớt tác dụng oxy hóa của nước đối với cơ thể ( quá trình oxy hóa làm người ta nhanh già hơn).
Bởi vì uống nước là mục đích chính của việc uống trà nên người xưa rất chú trọng việc chọn nước pha trà. Quan niệm để pha trà ngon thường là : Nhất nước- Nhì Trà- Tam Pha- Tứ Ấm-Ngũ Quần Anh. Yếu tố “nước” được xếp lên hàng đầu, sau đó rồi mới đến việc chọn trà, cách pha, chọn ấm …Lục Vũ bậc thầy về Trà Trung Hoa cũng hướng dẫn rất kĩ về cách chọn nước trong tác phẩm Trà Kinh của mình.
Nước Biển có thành phần tương tự như nước mắt của con người
Có bao giờ bạn tự hỏi nước mắt của mình lại có vị mặn giống nước Biển chưa. Kì thực trong nước mắt có chứa các thành phần bao gồm cả các loại muối khoáng tương đương như nước Biển. Bởi lẽ vậy mà Phật gia thường hay nói rằng đại dương chính là giợt nước mắt của bậc Giác giả thể hiện sự từ bi và thương xót đối với con người chốn nhân gian.
Và theo một cách nào đó, việc chảy nước mắt quá nhiều sẽ khiến bạn mất đi lượng khoáng chất cần thiết của cơ thể. Vậy nên chúng ta hãy chọn cách tốt hơn là luôn vui cười bạn nhé.
Nguồn: Sound of hope
Vũ Nam biên tập.