Những công dụng tuyệt vời từ hạt mít
Nhiều người cữ nghĩ rằng mít thì chỉ ăn phần thịt thôi, còn hạt sẽ bỏ đi, nhưng thực tế hạt mít lại có những công dụng bất ngờ mà nhiều người còn chưa biết.
1. Giá trị dinh dưỡng của hạt mít
Hạt mít chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như tinh bột, chất đạm (protein), chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất.
Cứ mỗi hạt mít (khoảng 28g) thì chứa các dinh dưỡng sau:
Calo: 53 calo.
Carbs: 11g.
Protein: 2g.
Chất béo: 0g.
Chất xơ: 0,5g.
Vitamin B: gồm có riboflavin 8% RDI (lượng tiêu thụ hàng ngày tham khảo) và thiamine 7% RDI (lượng tiêu thụ hàng ngày tham khảo).
Magiê: 5% RDI (lượng tiêu thụ hàng ngày tham khảo).
Photpho: 4% RDI (lượng tiêu thụ hàng ngày tham khảo).
Có thể nói rằng, do chứa nồng độ cao của hai loại vitamin B (thiamine và riboflavin) nên giúp cho cơ thể có nhiều năng lượng để thực hiện các chức năng quan trọng khác.
Đồng thời, hạt mít cũng chứa lượng tinh bột kháng và chất xơ đáng kể, giúp bạn kiểm soát được cơn đói, cải thiện hoạt động tiêu hóa, giảm lượng đường trong máu và độ nhạy của insulin.
2. Tác dụng kháng khuẩn
Trên thực tế, nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy hạt mít có tác dụng kháng khuẩn.
Lớp ngoài của hạt mít được phủ bởi lớp màng – chứa nhiều hạt nhỏ hoạt động như các tác nhân kháng khuẩn. Chúng có khả năng chống lại các vi khuẩn thông thường như E.coli. Tuy nhiên, cần phải có thêm nhiều nghiên cứu hơn để chứng minh tính hiệu quả của hạt mít cho những công dụng này.
3. Đặc tính chống ung thư
Một số nghiên cứu cho thấy hạt mít có một số đặc tính chống ung thư, do chứa khá nhiều các hợp chất thực vật và chất chống oxy hóa:
Các hợp chất thực vật này có thể giúp chống viêm, tăng cường hệ thống miễn dịch và phục hồi sự tổn thương của cấu trúc DNA.
Ngoài ra, chiết xuất từ hạt mít còn làm giảm 61% sự hình thành mạch máu ung thư, nhưng nghiên cứu này chỉ giới hạn trên cơ thể một số động vật và trong ống nghiệm. Vì thế, cần có nhiều cuộc nghiên cứu hơn để kiểm chứng hạt mít có tác dụng chống ung thư ở người thực sự không?
4. Có lợi cho tiêu hoá
Nhờ chứa cả chất xơ hòa tan và không hòa tan, nên hạt mít có công dụng cải thiện hoạt động của nhu động ruột, làm cho phân bạn trở nên mềm và đào thảo ra ngoài nhiều hơn.
Hơn thế nữa, chất xơ cũng được coi là prebiotic – nghĩa là nó có thể nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi trong ruột, giúp cho hệ tiêu hóa trở nên khỏe mạnh và tăng cường chức năng miễn dịch.
Lượng chất xơ trong hạt mít còn giúp làm giảm triệu chứng táo bón, bệnh trĩ và chống lại bệnh viêm ruột.
5. Giảm cholesterol trong cơ thể
Nghiên cứu cũng đã cho thấy rằng hạt mít có thể cải thiện mức cholesterol trong cơ thể nhờ sự hỗ trợ của hàm lượng chất xơ và chất chống oxy hóa cao.
Thường, nồng độ cholesterol LDL (có hại) tăng cao thì liên quan đến các bệnh như huyết áp cao, bệnh tiểu đường và bệnh tim. Trong khi, nồng độ cholesterol HDL (có lợi) nếu cao hơn thì có tác dụng bảo vệ tim.
6. Giúρ giảm cân
Hạt mít giúp giảm cân hiệu quả bởi chúng giàu chất xơ νà chứa ít calo. Do đó, nó trở thành thực phẩm phù hợp với những người giảm cân. Hơn nữa, trong hạt mít còn có chứa ρrotein nên nó có thể cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể. Người Nhật thường hay sử dụng hạt mít khi cảm thấy đói chứ không ăn hạnh nhân.
7. Tốt cho mắt
Trong hạt mít chứa νitamin a, đây là loại νitamin cần thiết để duy trì thị lực, đồng thời vitamin a còn có thể giúp ngăn ngừa các bệnh lý liên quan tới mắt như quáng gà, khô mắt, viêm giác mạc.
8. Ngừa thiếu máu
Khoa học đã chứng minh, ăn hạt mít 1 – 2 lần/tuần sẽ làm tăng lượng sắt trong cơ thể. Ai cũng biết sắt là một thành phần của huyết cầu giúp tái tạo tế bào máu đỏ để đưa tới các cơ quan khác.
9. Tác dụng làm đẹρ
Hạt mít còn có tác dụng làm đẹp hữu hiệu bởi hạt mít giàu vitɑmin a. Loại vitamin này giúp kích thích quá trình phát triển của các biểu mô trên da. Nhờ đó, hạt mít có thể nhanh chóng làm lành các vết sẹo, thâm do mụn gây rɑ.
Hơn nữa, ρrotein và một số dưỡng chất khác còn có thể ngừa mụn, làm giảm nếp nhăn, giúp chúng ta có làn da tươi tắn, mịn màng.
Hạt mít rất giàu lignans, isoflavones, saponins. Đây là những chất có tác dụng chống lão hóa, ρhòng tăng huyết áp cực hiệu quả.
Những lưu ý khi ăn hạt mít
Khi sử dụng thuốc để chữa bệnh như: aspirin, thuốc làm loãng máu (thuốc chống đông máu), thuốc chống tiểu cầu và thuốc chống viêm không chứ steroid (ibuprofen hoặc naproxen), thì bạn hạn chế ăn hạt mít.
Hạt mít thô (khi còn sống) thường chứa chất chống độc rất mạnh – gọi là tannin và chất ức chế trypsin, có thể sẽ làm cản trở sự hấp thụ chất dinh dưỡng và tiêu hóa.
Cách sơ chế hạt mít đúng cách
Hạt mít sống chứa khá nhiều độc tố gây hại cho cơ thể, vì thế, chúng ta không nên ăn hạt mít sống, thay vào đó hãy làm chín hạt mít bằng phương pháp rang, nướng hoặc luộc để làm bất hoạt hai loại chất độc này.
Luộc hạt mít trong nồi nước lớn trong 20 – 30 phút, khi hạt mềm lấy ra để ráo, trước khi dùng.
Rang hạt mít trong lò nướng khoảng 205 độ C trong 20 phút, hoặc cho đến khi chúng chuyển sang màu nâu là được.
Thiên Hà biên tập
Nguồn: hnguoiviet