Đối xử nhân hậu, bao dung với người khác chính là đức hạnh của người trí tuệ
Tha thứ là chúng ta đã cho người khác một cơ hội. Tha thứ sẽ cải thiện tất cả các mối quan hệ, làm thay đổi chất lượng cuộc sống của chính mình. Tha thứ không có nghĩa là chúng ta đầu hàng số phận, chấp nhận buông xuôi mà chính là đặt mình ở vị trí của người khác để bao dung họ.
Người bao dung, nhân hậu biết cách chừa lại cho người khác một đường lui. Họ không chỉ trích, cũng không gây khó dễ cho người khác, ngay cả khi người khác có lỗi mà hoan hỉ, chỉ lối cho người ta sửa.
Trong cuộc sống có những lúc vì nóng vội, chủ quan nhất thời mà chúng ta mất đi phương hướng dẫn đến những sai lầm đáng tiếc. Tuy nhiên, nếu cứ tiếc nuối về những chuyện đã qua thì chúng ta sẽ không giải quyết được gì, tốt nhất là học cách chấp nhận và xem nhẹ được mất thì tốt nhất.
Cổ nhân có câu “Trước những lỗi lầm của người khác, bao dung lại có sức mạnh hơn nhiều so với trừng phạt”. Khi quyết định tha thứ cho một người, chúng ta sẽ nhận thấy tâm hồn mình cởi mở, rộng lớn hẳn lên.Không thể mở lòng khoan dung người khác, bạn cũng không thể nào thành công trong cuộc sống.
Hàn Kỳ thời Bắc Tống cả một đời làm quan nổi tiếng bao dung, nhân hậu. Lúc Hàn Kỳ lưu lại ở phủ Đại Danh, có người tặng ông hai chiếc chén ngọc vô cùng quý giá thuộc loại cực phẩm trên đời, Hàn Kỳ liền dùng bạch kim để cảm ơn người tặng chén ngọc.
Hàn Kỳ vô cùng yêu thích đôi chén ngọc, mỗi khi có tiệc đãi khách, ông đều sai người sửa soạn một chiếc bàn phủ gấm vóc rồi đặt đôi chén ngọc lên trên để mọi người cùng chiêm ngưỡng.
Một hôm, Hàn Kỳ mở tiệc thiết đãi các quan lại quản lý thủy vận. Khi đang chuẩn bị mang đôi chén ngọc ra để rót rượu mời khách thì đột nhiên một người đầy tớ không cẩn thận xô vào chiếc bàn khiến đôi chén ngọc rơi xuống đất vỡ tan. Khách khứa trong nhà thảy đều kinh hãi, còn người đầy tớ kia thì run rẩy phủ phục dưới đất chờ chịu phạt.
Hàn Kỳ sắc mặt không đổi, cười bảo các vị quan khách: “Bất luận là vật gì cũng đều có quy luật tồn vong”. Ông lại quay sang nói với người đầy tớ: “Ngươi là do sơ suất mà gây ra, cũng không phải cố ý, đâu phải là tội lỗi gì?” Các vị quan khách trước sự khoan dung độ lượng của Hàn Kỳ đều bội phục mãi không thôi.
Cổ nhân có câu “Nhân vô thập toàn”, nghĩa là con người ta, dù ít hay nhiều đều có những phần khuyết điểm. Khi một sự việc đã xảy ra rồi mà buông lời trách mắng cho hả giận nào có ích gì, mà sẽ làm tổn hại tới lòng nhân hậu của mình, đồng thời cũng khiến đối phương càng thêm khó chịu, tiêu cực. Chi bằng việc đã qua cứ để cho qua, rồi hoan hỉ chỉ giảng cho người ta hiểu để làm tốt việc sau.
Đối xử nhân hậu, bao dung với người khác chính là trí lực thượng đẳng. Người bao dung, nhân hậu biết cách chừa lại cho người khác một đường lui. Họ không chỉ trích, cũng không gây khó dễ cho người khác, ngay cả khi người khác có lỗi mà hoan hỉ, chỉ lối cho người ta sửa. Bao dung cũng chính là đức hạnh của người trí tuệ vậy.
Tha thứ là chúng ta đã cho người khác một cơ hội. Tha thứ sẽ cải thiện tất cả các mối quan hệ, làm thay đổi chất lượng cuộc sống của chính mình. Tha thứ không có nghĩa là chúng ta đầu hàng số phận, chấp nhận buông xuôi mà chính là đặt mình ở vị trí của người khác để bao dung họ.
Khi quyết định tha thứ cho một người, chúng ta sẽ nhận thấy tâm hồn mình cởi mở, rộng lớn hẳn lên. Tha thứ và để quá khứ qua đi là cách bạn bước đi trên con đường mang tên “hạnh phúc”.
Chân Kiến biên tập