Bỏ hay giữ cơ trưởng: Lựa chọn sinh tử của 84 con người và bí mật đáng sợ vào phút chót
Ở độ cao 13.000m, một sự cố đáng sợ xảy ra khiến khoảng cách sinh tử trở nên quá mong manh. Cứu bản thân hay hoạn nạn cùng chịu? 84 con người đã phải đứng trước lựa chọn khó khăn.
6h10 phút sáng ngày 26/5/1990, chiếc máy bay BAC 1-11, mang số hiệu 5390 của hãng hàng không British Airway như thường lệ đã cất cánh từ sân bay Birmingham, Anh đến thành phố Malaga, Tây Ban Nha.
Cơ trưởng của chuyến bay này là Timothy Lancaster – người có 21 năm kinh nghiệm bay và cơ phó là người vừa nhận việc cách đó không lâu – Alistair Atcheson.
Ngoài ra, trên máy bay còn có 1 người quản lý tài vụ và 3 tiếp viên cùng 84 hành khách. Kể từ lúc cất cánh, mọi chuyện đều thuận lợi. Sau 13 phút rời mặt đất, chiếc máy bay đạt độ cao 13.000m.
Như thường lệ, cơ trưởng điều chỉnh cho máy bay về trạng thái tự động lái sau trước khi rời khỏi chỗ lấy một cốc nước.
Thế nhưng, chính khoảnh khắc ông nhấc người dậy, một tiếng “binh” vang lên. Bên trái của cơ trưởng, một mảng kính chắn gió bất ngờ nổ tung. Ngay lập tức, do sự chênh lệch khí áp giữa bên trong và ngoài máy bay, Timothy suýt chút nữa bị cuốn bay khỏi buồng lái.
Theo bản năng, trong khoảnh khắc bị hút ra khỏi máy bay, cơ trưởng dùng một chân ra sức móc chặt vào một chiếc ghế trong khoang lái. Người quản lý tài vụ và hai tiếp viên vội vã lao đến, túm chặt được Timothy, nhờ có vậy nên ông mới không bị cuốn phăng ra ngoài.
Kính chắn gió bị vỡ, gió lạnh cắt da cắt thịt từ bên ngoài tràn vào bên trong máy bay với tốc độ 390km/h. 3 thiết bị báo động không ngừng kêu inh ỏi. Không chỉ có vậy, máy bay cũng mất liên lạc với trung tâm điều phối bay, bắt đầu rơi xuống với tốc độ rất nhanh.
Trong tình huống đáng sợ ấy, hơn 80 hành khách hoảng loạn, sợ hãi, không biết phải làm sao.
Cơ phó Alistair Atcheson vì mới đi làm nên chưa quen với chiếc BAC-1-1. Tại thời điểm nguy cấp ấy, anh chỉ còn biết làm theo trực giác và vốn kinh nghiệm có được từ trước để điều khiển cho máy bay lên cao trở lại.
Thế nhưng nguy hiểm vẫn chưa kết thúc. Do khí áp trong khoang mất cân bằng, nếu không kịp thời bịt lỗ hở nơi gió đang lọt vào, dưỡng khí cung cấp cho hành khách hít thở nhiều nhất cũng chỉ đủ để duy trì trong 30 phút, sau đó tất cả mọi người sẽ chết vì thiếu khí.
Tuy nhiên, cơ trưởng vẫn ở bên ngoài máy bay. Nếu bịt lỗ hở kia lại, điều đó đồng nghĩa với việc họ sẽ mất một người.
Nhìn vị cơ trưởng đang dùng hết sức bình sinh bám chặt vỏ ngoài máy bay trong nền nhiệt -20 độ C, nhìn không còn chút sinh lực, các thành viên phi hành đoàn rơi vào trạng thái vô cùng đau khổ. Họ thực sự không nhẫn tâm buông tay.
Theo quy định của hãng hàng không British Airway, khi máy bay gặp sự cố trong không trung, thành viên tổ lái có nghĩa vụ phải hi sinh tất cả để đảm bảo an toàn cho hành khách, trừ khi hành khách không cần họ phải làm vậy.
Vì thế, để mất hay cứu cơ trưởng, buộc phải do hành khách quyết định.
Dưới sự điều hành của người quản lý tài vụ, một nữ tiếp viên đã đi ra buồng lái, lấy lại bình tĩnh và thông báo với hành khách, rằng họ gặp phải một chút rắc rối.
“Thưa quý khách, cơ trưởng của chúng tôi đang bị kẹt trong giá lạnh bên ngoài máy bay, chưa biết sống chết ra sao.
Việc bỏ mặc hay cứu ông có liên quan đến tính mạng của mọi người, vậy mọi người hãy suy nghĩ rồi quyết định. Ai đồng ý bỏ lại cơ trưởng, xin giơ tay. Nếu số người đồng ý đạt quá bán, chúng tôi sẽ để ông ấy rơi xuống.”
Nữ tiếp viên vừa nói xong, khung cảnh hoảng loạn bỗng trở nên yên tĩnh đến lạ. Vài phút sau, đã có người nhanh chóng và quyết đoán giơ tay, 2 người, 5 người, 10 người, 20 người…
Cô cố gắng kiềm chế cảm xúc bi thương của bản thân, không cho phép mình rơi lệ. Cô cũng ép mình phải đếm chính xác từng người giờ tay.
Nhưng khi đếm đến con số 42, thì đột nhiên từng người, từng người đang giơ tay từ từ hạ tay xuống. Cứ thế, người nọ tiếp nối người kia, tất cả đều rút lại quyết định ban đầu.
Chứng kiến sự thay đổi đột ngột trong chớp nhoáng, nữ tiếp viên không thể kiểm soát được cảm xúc nữa, nước mắt cô tuôn rơi. Vừa khóc, cô vừa chạy như bay đi thông báo tin tốt lành.
Cuối cùng, cơ phó cũng liên lạc được với trung tâm điều hành bay. Theo sự hướng dẫn của trung tâm, 22 phút sau khi xảy ra sự cố, máy bay cuối cùng cũng đã hạ cánh thành công xuống sân bay Southampton.
Cơ trưởng của chuyến bay cuối cùng cũng may mắn sống sót và được lực lượng cứu hộ đưa đi ngay sau khi máy bay tiếp đất.
Điều khiến người ta không thể tưởng tượng được là, cơ trưởng Timothy Lancaster bị đông cứng bên ngoài máy bay trong suốt hơn 20 phút đã quay trở lại làm việc bình thường, như không có chuyện gì xảy ra 3 tháng sau đó.
Và một bí mật được tiết lộ vào phút chót, sau khi các báo cáo điều tra được viết ra và khiến người ta kinh ngạc hơn nữa là: Chuyến bay đó đã vô cùng may mắn khi quyết định giữ lại cơ trưởng.
Nếu để cơ trưởng rơi xuống, anh sẽ bị cuốn vào động cơ chuyển động ở cánh máy bay. Và như vậy, máy bay sẽ bị hỏng và số phận của tất cả những người trên máy bay sẽ thật khó đoán định.
Suy nghĩ lương thiện của 84 hành khách trên chuyến bay định mệnh đó đã cuối cùng đã thay đổi được quyết định ban đầu, vừa có thể cứu được cơ trưởng, vừa giúp chính họ thoát được một bi kịch khủng khiếp.
Thiên Hà biên tập
Nguồn: Soha