Mối quan hệ giữa ngũ tạng và ngũ đức
Hơn 75% người trong xã hội ngày nay có sức khỏe không được tốt, nhưng nhiều người không quan tâm. Họ thường bỏ bê cơ thể và tâm trí của mình, mà chỉ chú ý đến những việc thị phi, những mối quan hệ mang tính lợi ích. Đến một ngày thân thể xuất hiện các triệu chứng, khi đó mới bắt đầu tìm cách giải quyết, chịu không nổi mới đi bệnh viện, thì bệnh đã nặng rồi.
Băng dày ba thước không bởi cái lạnh một ngày, mà là do đã tích tụ từ lâu. Nguyên nhân tích lũy càng lâu, càng khó trị tận gốc. Hãy thử hỏi mình một chút, giữa kiếm tiền và sức khỏe cái nào thực sự quan trọng hơn?
“Luận Ngữ” của Khổng Tử có câu: “Quân tử vụ bản, bản lập nhi đạo sinh” nghĩa là người quân tử chuyên chú vào việc gốc, cái gốc được vững tốt, tự nhiên Đạo Lý bắt đầu từ đó mà sinh ra.
Khôi phục sức khỏe thể chất phải bắt đầu từ gốc, có một cơ thể khỏe mạnh, một trái tim trong sáng. Và đối nhân xử thế cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến trạng thái thể chất và tinh thần của con người. Hậu đức tải vật, người có đức hạnh tốt thì mới tải được vạn sự. Hành vi đoan chính, chính khí trong thân, tà khí không thể xâm hại.
Mối quan hệ giữa ngũ tạng và ngũ đức
Ngũ tạng của con người (tâm, can, tỳ, phế, thận) tương ứng với mối quan hệ ngũ đức (nhân, nghĩa, lễ, trí, tín) của con người
Can tàng hồn, gan tương ứng với “Nhân”. Tính cách dã man, không trân trọng sinh mệnh, khắc nghiệt và không tốt, và gan phản ứng vì thiếu lòng nhân ái.
Tâm tàng thần, trái tim tương ứng “Lễ”. Không khiêm tốn, kiêu ngạo, không biết trên dưới, không biết tôn trọng người khác, tính tình thất thường, bất lịch sự, Trái tim sẽ phản ánh ra.
Tỳ tàng ý, lách tương ứng với “Tín”. Đố kỵ với người mạnh hơn mình, ở đâu cũng chỉ nghĩ đến bản thân, không quan tâm đến người khác, phản bội, thiếu sự trung thực đều thể hiện ra ở lá lách và dạ dày.
Phế tàng phách, phổi tương ứng với “Nghĩa”. Người thiếu trách nhiệm, làm việc thiếu quyết đoán, bụng dạ hẹp hòi, không chịu nhận lỗi, không bao dung với người khác, không chịu được hiểu lầm, vì chuyện nhỏ nhặt mà có thể xúc phạm người khác. Thất nghĩa được phản ánh tại phổi.
Thận tàng chí, tương ứng chữ “Trí”, thận có bệnh thì nổi lòng dâm dục, ham muốn hưởng lạc nhất thời. Ý dâm làm tiêu hao thận khí, tức là chuyển hóa tinh khí của thận. Không kiểm soát được, tiêu thụ quá mức tinh khí của thận. Sự sa sút trí tuệ được phản ánh ra ở thận.
“Nội kinh” viết: “lễ vi tâm sở chủ”, cho nên tâm tính ảnh hưởng đến từng lời nói, hành động của con người, nhất cử nhất động. Người xưa thường nói không nhìn điều ác, không nghe điều ác, không nói điều ác, không làm điều ác, nghĩa là chúng ta nên chăm lo cho mắt, tai, miệng và hành vi của mình. Hậu quả của các hành vi khác nhau được phản ánh trong cơ thể dưới dạng bệnh tật.
Nhìn lại bản thân bất cứ lúc nào, nhận ra vấn đề của chính mình, sửa chữa những thói quen xấu và các yếu tố gây mất cân bằng trong cơ thể và tâm trí của chính mình mọi lúc. Từ lời nói cử chỉ hàng ngày đến cách đi, ngồi và nằm đều không ngừng hoàn thiện, tích lũy từng chút một, những thay đổi hiện tại chính là kết quả ở tương lai.
Vạn sự vạn vật biến đổi đều có quy luật của nó, thiên thời địa lợi nhân hòa. Sự tình từ phát sinh, đến quá trình trung gian, thời cơ vừa đến, tự nhiên sẽ có kết quả. Chỉ có toàn tâm toàn ý, đặt sức lực và tinh thần sữa chữa những thiếu sót, hạn chế của bản thân ở hiện tại, giúp cân bằng lại chính mình cũng như mọi sự mọi việc xung quanh. Dùng sự chân thành đối đãi với người khác, kiên trì làm tốt công việc hiện tại, kết quả cũng là không cầu mà tự đắc, công đến tự nhiên thành.
Thảo Nguyên biên tập
Nguồn: Sound of hope